Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng nghệ

Nên dùng nghệ vào thời điểm nào là hợp lý?

4 điều cần tránh khi chăm sóc da hỗn hợp

Lượng vitamin K thấp khiến chức năng phổi kém

Nghệ có tác dụng thế nào đến sức khỏe?

Curcumin có lợi gì với người bệnh suy tim?

Tác dụng của nghệ

Các thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ là các hợp chất curcuminoid. Những hợp chất này mang lại cho củ nghệ màu vàng đặc biệt. Trong đó, curcumin là hợp chất được biết đến nhiều nhất. Curcumin trong nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe như giảm sưng tấy, chống ung thư, cải thiện tâm trạng, giảm đau, cải thiện trí nhớ, bảo vệ tim.

Nên dùng nghệ dạng nào?

Có nhiều cách bổ sung curcumin từ nghệ để chăm sóc sức khỏe, như thoa nghệ trực tiếp lên da, gia vị cho thức ăn hoặc đồ uống, thực phẩm bổ sung qua đường uống.

- Thoa lên da: Khi thoa nghệ lên da, bột nghệ sẽ chỉ tác dụng lên da mà không được hấp thu vào cơ thể. Thoa nghệ có thể cải thiện các tình trạng da liễu như bệnh chàm, mụn, vẩy nến, bạch biến, hỗ trợ làm lành vết thương và cải thiện lão hóa da. Lưu ý, màu vàng của bột nghệ có thể làm ố quần áo, bạn có thể cân nhắc chọn sản phẩm mà thành phần có nghệ.

- Đồ ăn hoặc thức uống: Thêm bột nghệ để tạo hương vị cho các món ăn hoặc đồ uống. Nhưng cơ thể không hấp thu nghệ tốt từ thức ăn. Thực tế cũng có rất ít curcumin trong mỗi thìa cà phê bột nghệ. Vì vậy thêm bột nghệ vào thức ăn hoặc đồ uống có thể không phải là cách tốt nhất để tối đa hóa lợi ích của nghệ.

- Thực phẩm bổ sung: Phần lớn thực phẩm bổ sung chứa chiết xuất củ nghệ - chứa nhiều chất curcumin hơn bột nghệ. Nhiều chất bổ sung được bào chế đặc biệt để cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Nên đây có thể được xem là lựa chọn tốt nhất để tối đa hóa lợi ích của nghệ. Lưu ý mua sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nên dùng bao nhiêu nghệ?

Nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày?

Nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày?

Theo Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm (JECFA) của FAO và WHO, liều lượng chất curcumin trung bình hàng ngày được khuyến nghị cao nhất là 3mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, với một người nặng 68kg, lượng chất curcumin mỗi ngày là khoảng 200mg.

Lưu ý, nhiều thực phẩm bổ sung có ghi nhãn hàm lượng nghệ (turmeric content), nhưng đây không phải là hàm lượng chất curcumin. Nhìn chung, liều lượng từ 500-2000mg nghệ thường được khuyến nghị. Bạn nên tìm những sản phẩm ghi rõ lượng curcumin thực tế trên nhãn. Dùng từ 500mg curcumin có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, phát ban...

Có nên bổ sung nghệ cùng thức ăn?

Nghệ được hấp thu tốt nhất khi dùng cùng với thức ăn. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như trứng và dầu thực vật (dầu dừa, dầu olive) là tốt nhất để kết hợp với nghệ do chứa hợp chất lecithin giúp cơ thể hấp thu nghệ. Ngoài ra, hạt tiêu đen chứa hợp chất piperine giúp cơ thể hấp thu lượng chất curcumin nhiều gấp 3 lần khi bạn dùng cả hai cùng nhau.

Nên bổ sung nghệ vào lúc nào?

Do thức ăn giúp cơ thể hấp thu nghệ tốt hơn, nên thời điểm thích hợp nhất để bổ sung nghệ là ngay trước hoặc sau bữa ăn. Bạn nên lượng nghệ hàng ngày của mình thành 2 lần bổ sung, cách nhau 8-12 giờ để giúp tăng khả năng hấp thu và giữ lượng nghệ ổn định trong cơ thể, đồng thời giảm tác dụng phụ có thể xảy ra.

Có thể dùng nghệ cùng với các loại thuốc không?

Củ nghệ có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc kháng acid, một số thuốc hóa trị. Thực phẩm bổ sung nghệ có công thức nano ít tương tác thuốc hơn các dạng nghệ khác. Nhưng trước khi bổ sung nghệ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị sỏi thận, sỏi mật, đái tháo đường, dị ứng với nghệ... thì không nên bổ sung nghệ.

 
Nguyễn Thanh (Theo GoodRx)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng