Cách chọn men vi sinh phù hợp cho sức khỏe
Cách lựa chọn thực phẩm giàu probiotics
Nên ăn 8 thực phẩm giàu probiotics này để tốt cho đường ruột
Cân bằng hệ tiêu hóa với probiotic
Thực phẩm lên men nào chứa nhiều probiotics?
Probiotic là gì?
Probiotic là những vi sinh vật sống, thường được gọi là vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) vì giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng và khỏe mạnh, có lợi cho tiêu hóa khi bổ sung với lượng vừa đủ.
Probiotic hoạt động bằng cách tương tác với các vi khuẩn hiện có trong ruột, giúp khôi phục và duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn đường ruột vốn có thể bị phá vỡ do dùng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống kém, căng thẳng và bệnh lý. Probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa, sự hấp thu dưỡng chất và chức năng miễn dịch.
Loại probiotic phổ biến nhất là chủng Lactobacillus và Bifidobacterium, có trong sữa chua, nấm sữa kefir, dưa cải bắp, kimchi, các sản phẩm lên men khác hoặc thực phẩm bổ sung.
Tác dụng của probiotic
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có thể được cải thiện nhờ sử dụng probiotic:
- Rối loạn tiêu hóa: Probiotic có lợi để kiểm soát các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích (IBS), giảm đầy hơi và táo bón.
- Bệnh viêm ruột (IBD): Một nghiên cứu năm 2023 đăng trên tạp chí Biomedicines cho thấy probiotics có lợi cho người bị viêm loét đại tràng. Ngoài ra, probiotic cũng có thể giúp giảm viêm và giảm triệu chứng của bệnh Crohn, tuy vẫn cần nghiên cứu thêm.
- Vấn đề liên quan đến kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong ruột, dẫn đến tiêu chảy. Dùng probiotic trong và sau khi dùng kháng sinh giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Nghiên cứu cho thấy men vi sinh có thể ngăn ngừa bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (AAD).
- Sức khỏe âm đạo: Một số chủng probiotic, đặc biệt là Lactobacillus giúp duy trì sự ổn định của môi trường âm đạo, cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự tiến triển của ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, probiotics cũng giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng âm đạo (như nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo do vi khuẩn), có lợi cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chức năng miễn dịch: Probiotic có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Sức khỏe tinh thần: Giữa ruột và não có mối liên hệ mật thiết (trục ruột - não). Probiotic và prebiotic có lợi để cải thiện chứng lo âu, trầm cảm, tự kỷ và bệnh Alzheimer.
Cách chọn probiotic cho phụ nữ
Có hàng trăm loại probiotic khác nhau có sẵn ở dạng viên, bột hoặc dạng lỏng. Một số lưu ý sau giúp bạn chọn loại men vi sinh phù hợp:
- Tìm chủng phù hợp: Các chủng loại probiotic khác nhau có tác dụng khác nhau, nên dựa vào các triệu chứng bạn đang gặp phải để tìm chủng phù hợp. Trong đó, những chủng Lactobacillus rhamnosus GR-1, Lactobacillus reuteri RC-14 hoặc Lactobacillus crispatus có tiềm năng hỗ trợ sức khỏe vùng kín và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU): Điều này cho biết lượng vi khuẩn sống sót trong mỗi liều probiotic. Tuy không nhất thiết là lượng CFU cao hơn sẽ tốt hơn, nhưng thường probiotics có khoảng 1-10 tỷ CFU là tương đối đủ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Khả năng sống sót của vi khuẩn: Lưu ý liệu probiotic có đảm bảo khả năng sống sót của chủng vi khuẩn cho đến khi hết hạn hay không. Điều này đảm bảo vi khuẩn sẽ sống và hoạt động khi vào cơ thể chúng ta.
- Kết hợp các chủng: Sử dụng men vi sinh có sự kết hợp của các chủng vi khuẩn khác nhau đem đến nhiều nhiều lợi ích khác nhau, như sức khỏe đường ruột và vùng kín.
- Thương hiệu: Nên chọn mua men vi sinh có thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết, không chứa các chất phụ gia, chất tạo màu và chất độn không cần thiết.
- Bao bì tối màu: Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của men vi sinh. Nên chọn men vi sinh được đóng gói tối màu để hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
- Bảo quản: Một số men vi sinh cần được bảo quản lạnh hoặc bảo quản an toàn ở nhiệt độ phòng trong hộp kín.
Bình luận của bạn