SUCKHOE+ | Cảm giác thèm ngọt thường khá phổ biến với người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát mà ăn quá nhiều đồ ngọt, người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Tại sao người bệnh đái tháo đường hay thấy thèm đồ ngọt, thèm đường?
Khi bạn ăn bất cứ thứ gì, tuyến tụy đều giải phóng hormone insulin để làm giảm lượng đường huyết. Điều này cho phép cơ thể sử dụng glucose trong thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng glycogen ở gan.
Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, họ không phản ứng tốt với insulin như người bình thường. Điều này khiến lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát. Người bệnh đái tháo đường có thể cảm thấy uể oải vì cơ thể không nhận đủ năng lượng. Kết quả là cơ thể bạn sẽ coi các thực phẩm nhiều đường là nguồn năng lượng nhanh, gây ra cảm giác thèm đồ ngọt.
Ngoài ra, khi bạn phải tiêm insulin hoặc sử dụng các loại thuốc khác để giảm lượng đường huyết, mức đường huyết có thể hạ xuống quá thấp (dưới 70mg/dL) và điều này cũng dẫn tới cảm giác thèm đường. Tình trạng này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn nếu bạn nhạy cảm với các loại thuốc như vậy.
Người bệnh đái tháo đường hay thấy thèm ngọt khi trời lạnh
Hoạt động thể chất một cách bất thường, hoạt động nhiều khi bụng đói hoặc uống nhiều rượu bia… cũng có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.
Tầm quan trọng của việc hạn chế đường với người bệnh đái tháo đường
Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế cũng thường chứa nhiều đường. Để tiêu hóađường tinh luyện, cơ thể phải chuyển đổi chúng thành glucose, sau đó chuyển chúng đến các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Việc vận chuyển glucose đến các tế bào được thực hiện bởi hormone insulin.
Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hormone này hiệu quả. Điều này làm tăng mức glucose trong máu của bạn, kết hợp cùng lượng insulin dư thừa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, các vấn đề về mắt, bệnh thận, đột quỵ…
Làm sao kiểm soát cơn thèm ngọt cho người bệnh đái tháo đường?
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cụ thể là nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein. Chế độ ăn này sẽ giúp bạn thấy no lâu hơn, từ đó làm giảm cơn thèm ngọt.
- Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh các thời điểm đói bụng, rỗng bụng.
- Hạn chế các loại chất tạo ngọt nhân tạo. Chúng có thể không chứa đường, nhưng lại khiến bạn thấy thèm đường hơn.
- Tránh việc “tự thưởng” cho mình các loại đồ ngọt, ví dụ như chocolate, bánh ngọt, kẹo và bánh quy. Các thực phẩm này thường chứa nhiều đường và các chất béo không bão hòa, không tốt cho cơ thể.
- Tránh đồ uống có gas và nước ép trái cây đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều đường.
- Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại trái cây có chứa đường tự nhiên, ăn một số thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây hay củ dền. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chúng ở lượng vừa phải để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Uống đủ nước.
- Ngủ đủ giấc.
Vi Bùi (Theo Onlymyhealth)
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn