Trà sữa, nước tăng lực, trà ngọt đóng chai đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta
Uống quá nhiều trà sữa trân châu: Coi chừng táo bón!
Sử dụng nước ép trái cây để "cai" nước ngọt công nghiệp - nên hay không?
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng: Không nên ăn thô lâu dài
Người bệnh đái tháo đường có nên loại bỏ tinh bột khỏi chế độ ăn?
Tôi mua một cốc trà sữa
Như một thói quen, sau giấc nghỉ trưa ngắn, văn phòng làm việc của tôi trở nên nhộn nhịp. Mọi người – lúc thì hỏi nhỏ nhau, lúc thì nhắn nhe nhau trên các nhóm chat, hỏi nhau câu hỏi quen thuộc, “Trà sữa không?” “Trung Nguyên không?” “Phúc Long không?” và như một thói quen, tôi gật đầu/thả like.
Qua một ứng dụng, chúng tôi đặt một lượt thứ đồ uống quen thuộc này. Người thì chọn giảm đường, người thì không. Người thì chọn thức uống có vị cà phê, người thì chọn đậm sữa. Mỗi người một gu, mỗi người một khẩu vị. Thỉnh thoảng chúng tôi có đổi nhau. Chỉ có bữa sáng, ai ai cũng chọn một ly cà phê, có người là cà phê sữa, người thì cà phê đen đường.
Thức uống tới, hút một hơi, nhấp một ngụm, dường như ai cũng cảm thấy sự sảng khoái lan tỏa, sức sản xuất lúc này mới trở lại.
Thỉnh thoảng, tôi cũng giật mình vì thói quen uống của mình, nhưng rồi lại chặc lưỡi, chắc cũng không quá thừa. Cho đến một ngày, bác sỹ cảnh báo về các chỉ số cơ thể trong dịp cơ quan cho đi khám sức khỏe định kỳ, tôi mới nhìn lại thói quen của mình. Hình như tôi đang bị sử dụng quá nhiều đường.
Lúc này, tôi mới nhìn quanh, dường như không chỉ có tôi hay văn phòng của mình như vậy. Cùng tầng với văn phòng tôi có 3 văn phòng làm việc khác, cũng khá đông người trẻ và số lần đi mua trà sữa như chúng tôi cũng khá nhiều.
Tò mò, với những kiến thức thống kê được học ở trường, tôi đã làm một bản khảo sát, gửi tới những người sẵn lòng trả lời, và tôi có một bản phân tích khá thú vị.
Hai bảng chỉ số này chỉ là 2 trong những câu hỏi tôi dành cho những người khảo sát. Hóa ra, họ cũng giống tôi, sử dụng ĐUCĐ là do thói quen và hương vị. Nếu nói người trẻ chúng tôi uống trà sữa hàng ngày thì hơi oan, nhưng cũng đúng như khảo sát nhỏ của tôi, 3-5 lần/tuần, một con số không nhỏ. Tính sơ sơ, số tiền chúng tôi bỏ cho trà sữa cũng không phải là ít.
Người Việt có đang dùng quá nhiều đường?
Và khảo sát nhỏ của tôi cũng đã phản ánh được phần nào của thực tế. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5gram đường/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50 gram/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cao gần gấp đôi so với mức có lợi cho sức khỏe là dưới 25 gram/người/ngày cho một người trưởng thành có khẩu phần 2.000 kcal/ngày.
Còn theo Euromonitor, việc sử dụng ĐUCĐ của người Việt cũng tăng nhanh trong 15 năm qua. Tổng tiêu thụ ĐUCĐ của người Việt đã tăng từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023 (tăng 420%), tương ứng tăng trung bình từ mức 18 lít/người năm 2009, lên 66 lít/người năm 2023 (tăng 350%).
Một con số không tưởng nhưng lại là một thực tế. Người Việt thực sự đang dùng nhiều đồ uống có đường và con số này đang gia tăng. Vì sao ư? Theo số liệu của WHO, Việt Nam còn là quốc gia có dân số trẻ, với hơn 46% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 45 – độ tuổi được đánh giá có nhu cầu cao đối với các loại đồ uống giải khát. Và đây là nhóm đối tượng chính mà các nhà sản xuất đồ uống nhắm đến trong chiến lược phát triển sản phẩm.
Ngoài ra, yếu tố khí hậu nóng ẩm, văn hóa ẩm thực đa dạng, mức sống tăng nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ ăn uống ngoài gia đình đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ĐUCĐ. Hơn nữa, sự phát triển của ngành quảng cáo và marketing đã đưa các sản phẩm ĐUCĐ đến gần hơn với người tiêu dùng, khiến họ dễ dàng tiếp cận và mua được các sản phẩm này với mức giá phù hợp, từ đó tăng cao mức tiêu thụ. Như tôi đã chia sẻ ở trên, không khó gì để mua được một ly trà sữa, cà phê sữa. Dừng xe bên đường, bạn đã có thể mua được đồ uống từ những xe đẩy bán hàng. Hay chỉ mở app trên điện thoại, văn phòng hơn 10 người của chúng tôi đã có được ly đồ uống yêu thích. Còn gì tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, khi hỏi TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng Khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, về liệu có phải người Việt đang sử dụng quá nhiều đồ uống có đường và làm cách nào để cân bằng giữa sức khỏe và thói quen này, TS. Hưng cho rằng, đúng là thói quen sử dụng đồ uống có đường ở người trẻ sẽ đem lại những vấn đề về sức khỏe. Nhưng cũng không cần cắt tuyệt đối mà là xây dựng chế độ cân bằng dinh dưỡng một cách hợp lý. Để làm được điều đó, mỗi người nên hiểu rõ về cơ thể mình, hiểu về nhu cầu năng lượng của bản thân dựa trên độ tuổi, bệnh lý và mức độ vận động. Có như vậy thì mới "vừa cân bằng dinh dưỡng, vừa thỏa mãn sở thích, mà lại đảm bảo được sức khỏe."
Kỳ II: Hệ lụy "đắng" từ đồ uống có đường
Bình luận của bạn