Rạn da có phải vấn đề nguy hiểm?

Rạn da là hiện tượng phổ biến, khiến nhiều người tự ti

4 vị trí có thể dùng retinoids ngoài da mặt

Làm thế nào để không còn nỗi ám ảnh với rạn da?

8 bước đơn giản để làm chậm quá trình lão hóa

Tẩy tế bào chết vật lý: Khi nào không nên dùng?

Nguyên nhân gây rạn da thường gặp

Rạn da là các vết rằn sọc, xuất hiện tại nhiều vị trí thường ở những vùng da bị kéo giãn thường xuyên như bụng dưới, mông, đùi… Các vết rạn này hình thành khi da bị kéo căng quá nhanh, làm rách các mô liên kết như collagen ở lớp trung bì.   

Ban đầu, rạn da xuất hiện là vùng da mỏng, phẳng, màu hồng, thỉnh thoảng kèm ngứa. Các đường màu đỏ tím phù nề nhẹ (rạn da màu đỏ) nhanh chóng phát triển vuông góc với chiều lực căng của da. Theo thời gian, các đường này nhạt màu và trở nên phẳng hơn (rạn da màu trắng).

Theo PGS.BS Debra Jaliman – chuyên gia da liễu tại Trường Y Mount Sinai (New York, Mỹ), một số nguyên nhân gây rạn da gồm: Tăng cân, tăng cơ bắp, phát triển quá nhanh khiến da không thích ứng kịp. Trẻ vị thành niên tăng chiều cao nhanh khó tránh khỏi rạn da. Ngoài ra, một vài hormone có thể làm suy yếu collagen trên da, khiến da dễ để lại vết rạn.

Rạn da đỏ thường gặp ở phụ nữ mang thai khi kích thước bụng tăng nhanh

Rạn da đỏ thường gặp ở phụ nữ mang thai khi kích thước bụng tăng nhanh

Rạn da cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai do tăng cân nhanh. Đặc biệt, kích thước thai nhi thay đổi từng ngày khiến da bụng phải căng ra và dẫn đến hiện tượng rạn da bụng.

Ngoài những nguyên nhân lành tính trên, rạn da còn có thể là tác dụng phụ do dùng thuốc corticoid, thuốc tránh thai dạng tiêm hoặc thuốc chống virus ức chế men protease.

Hội chứng Cushing, bệnh gan mạn tính và một vài trường hợp đái tháo đường cũng có liên hệ với triệu chứng rạn da. Trong đó, hội chứng Cushing xảy ra khi hormone cortisol tăng quá mức, kéo dài gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Đây là những bệnh lý có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, người bị rạn da kèm các triệu chứng như: Tăng cân đột ngột, rậm lông, khát nước, xương giòn dễ gãy, dễ bầm tím… nên trao đổi ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Rạn da có hết được không?

Rạn da là triệu chứng không nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy vậy, các vết rạn ảnh hưởng lớn tới yếu tố thẩm mỹ, khiến phái nữ đặc biệt quan tâm tới các biện pháp làm mờ, trị rạn da.

Theo Mayo Clinic, các phương pháp như dùng kem retinoid, lăn kim vi điểm, laser… chỉ có thể làm vết rạn mờ dần chứ không thể biến mất hoàn toàn. Để kem bôi ngoài da có hiệu quả, cần sử dụng trên các vết rạn da giai đoạn sớm (rạn da đỏ) và kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp