Những thói quen uống nước tốt cho sức khỏe đường ruột

Một số thói quen uống nước giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Vì sao nên uống nước ấm mùa Hè?

5 lý do bạn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép

Đái tháo đường type 2: Thức uống này giúp giảm đường huyết hiệu quả

Uống nước chanh ấm mỗi ngày có lợi gì cho sức khỏe?

Chuyên gia dinh dưỡng Roxana Ehsani, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ) cho biết, thói quen uống nước lành mạnh là một trong những yếu tố rất cần thiết để thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên duy trì thực hiện những thói quen uống nước dưới đây:

Uống đủ nước mỗi ngày

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây nên táo bón và nhiều bệnh khác về tiêu hóa

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây nên táo bón và nhiều bệnh khác về tiêu hóa

Chuyên gia dinh dưỡng Ehsani cho biết: “Uống đủ nước hàng ngày là điều cần thiết đối với sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của chúng ta. Nước loại bỏ chất thải và độc tố nên nếu chúng ta mất nước, uống không đủ nước có thể gây táo bón và ức chế quá trình đào thải chất thải khỏi cơ thể".

Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người uống 2.0-2.5 lít nước lọc/ngày để phòng ngừa táo bón. Tốt nhất, bạn nên uống một ly nước trước hoặc sau bữa chính khoảng 60 phút để hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu uống nước ngay trước, trong hoặc sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Bạn cũng có thể tăng hương vị bằng cách thêm vài lát bưởi hoặc cam vào nước lọc hoặc uống nước ép rau củ quả, uống trà thảo mộc (dùng nóng hoặc uống với đá lạnh).

Hạn chế thêm đường và chuyển sang dùng các chất thay thế đường

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dung nạp nhiều đường có thể gây tổn hại cho hệ khuẩn đường ruột dẫn đến những tác động xấu như gây viêm. Khi có tuổi, tình trạng viêm mãn tính dễ dẫn đến nhiều bệnh như tim mạchung thư. Do đó, chuyển từ dùng đường tinh luyện sang các sản phẩm thay thế có nguồn gốc tự nhiên (như mật ong, đường dừa, đường thô, đường cỏ ngọt stevia, siro cây phong...) là cách dễ thực hiện để bảo vệ sức khỏe đường ruột khi lớn tuổi.

Bổ sung sinh tố “thân thiện” với đường ruột

Uống sinh tố mỗi ngày cũng là một cách giúp tăng cường sức khỏe đường ruột hiệu quả. Một ly sinh tố có lợi cho đường ruột nên có các thành phần gồm: sữa chua, trái cây giàu chất xơ hòa tan (prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn) như chuối, các loại quả mọng như dâu tây (chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm các loại rau lá sẫm màu như cải bó xôi, cải kele, chất béo lành mạnh từ các loại quả, hạt như hạt chia, óc chó, hạnh nhân và cuối cùng là một ít gừng tươi để hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm viêm.

Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu tổn hại sức khỏe đường ruột nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Rượu gây viêm niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến trào ngược acid dạ dày – thực quản và ợ chua, làm gián đoạn quá trình sản xuất hệ khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Thói quen uống rượu bia quá độ còn khiến tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, đại tràng diễn tiến nặng hơn

Thói quen uống rượu bia quá độ còn khiến tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, đại tràng diễn tiến nặng hơn

Rượu còn gây mất nước, nên dễ gây táo bón và có thể làm chậm quá trình đào thải chất thải ra khỏi cơ thể. Thói quen say xỉn về lâu dài cũng có thể gây ra bệnh tim, tổn thương gan, dẫn đến một số bệnh ung thư và gây tổn thương não. Tốt nhất là hạn chế uống rượu với mức khuyến nghị là không quá 1 ly rượu vang/ngày đối với nữ và không quá 2 ly rượu vang/ngày đối với nam.

Uống nước trước khi dùng thức uống chứa caffeine

Chuyên gia dinh dưỡng Ehsani cho biết: “Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng cho việc đi tiểu đều đặn và ngăn ngừa táo bón, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của bạn về lâu dài.”

Tuy nhiên, người lớn tuổi có nhiều khả năng bị táo bón và nhu động ruột chậm lại, nghĩa là vấn đề bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là đặc biệt quan trọng. Mặc dù các nhà nghiên cứu không khẳng định rằng caffeine sẽ gây mất nước nhưng nó vẫn có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Do đó, nhớ uống từ 1-2 ly nước trước khi uống cà phê hoặc trà để bảo đảm cơ thể đủ nước và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

 
Nguyễn An (Theo Eat this, not that!)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng