Những vấn đề chẳng vô hại trong khi bạn ngủ

Điều gì xảy ra khi bạn đang ngủ?

Bạn biết gì về giấc ngủ REM?

Phụ nữ thức dậy vui nhất vào sáng thứ Bảy

Bộ não cũng phải làm "ca đêm" trong khi ngủ

Những điều thú vị về giấc ngủ của thế giới động vật

Dưới đây là 4 vấn đề tưởng như vô hại trong khi bạn ngủ nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

1. Thức dậy thường xuyên trong đêm

Đây là một dấu hiệu cho thấy có khả năng bạn mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS). OSAS là một trong những rối loạn thường gặp ở độ tuổi trung niên và có thể đe dọa tính mạng. Bởi lẽ, việc ngưng thở làm lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. OSAS có thể do tắc nghẽn ở đường thở hoặc do bất thường của hệ thần kinh trung ương.

Sẽ chẳng có gì là to tát nếu OSAS không đánh thức bạn mỗi khi vừa say giấc được vài phút hay vài giờ. 

Mỗi khi bệnh nhân ngủ sâu, các cơ vận động vùng hầu họng giãn ra làm hẹp đường thở, gây ngưng thở trong vài chục giây. Lượng oxy trong máu bị thiếu hụt do ngưng thở sẽ tạo một phản ứng lên não, đánh thức bệnh nhân. Theo đó, một phản ứng khác kích thích các cơ ở họng co lại, giúp nới rộng đường thở. Nhưng không bao lâu sau khi quay trở lại giấc ngủ, các cơ họng lại giãn và gây hẹp đường thở. Cứ như vậy quy trình ngưng thở – thức dậy được lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ, làm người bệnh không thể có giấc ngủ ngon.

2. Giật mình tỉnh giấc vì ác mộng

Ác mộng là những giấc mơ có những hình ảnh hãi hùng, nhưng lại chân thực và sống động đến mức có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, khiến bạn tỉnh giấc kể cả khi đang ngủ sâu. Các cơn ác mộng thường khiến tim bạn đập nhanh vì sợ hãi, vã mồ hôi, thậm chí còn la hét. Sự mất ngủ góp phần dẫn đến nhiều triệu chứng bất ổn khác về lâu dài, chẳng hạn như chứng trầm cảm, các bệnh về tim mạch và chứng béo phì.

Còn nếu bạn gặp ác mộng thường xuyên, cũng được coi là một biểu hiện của OSAS hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), tất cả những chứng bất ổn này đều sẽ gây ra hàng loạt những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn nếu không được chữa trị kịp thời.

3. Nhức đầu vào buổi sáng

Khi bạn thường xuyên bị đau đầu vào buổi sáng thì hãy xem đó là một tín hiệu không tốt từ cơ thể và đã đến lúc bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Ngủ quá nhiều: Thực tế cho thấy, thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều gây ra chứng đau đầu.

Ngủ không đúng, đủ giờ: Nếu muốn ngăn chặn tình trạng đau đầu buổi sáng thì hãy đảm bảo ngủ đúng giờ đều đặn. Và đảm bảo ngủ đủ giờ ít nhất 6 - 7 tiếng/ngày.

Mất ngủ: Khi mất ngủ có thể gây ra lo lắng, trầm cảm và đau đầu. Nếu bị mất ngủ thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để hạn chế tình trạng đó càng nhanh càng tốt.

Rối loạn giấc ngủ: Đây là một trong những lí do chính khiến cơn đau đầu buổi sáng tái phát. Hãy đảm bảo có một giấc ngủ ngon.

Ngáy: Mặc dù hầu hết chúng ta không nhận ra, ngáy ngủ có thể là một lí do khiến nhức đầu thường xuyên vào buổi sáng. Đây là lí do quan trọng để chữa trị ngưng thở khi ngủ để loại bỏ cơn đau đầu phiền phức.

Ngoài ra, việc sử sụng các chất gây nghiện hoặc thuốc an thần từ tối hôm trước cũng có khả năng gây ra tình trạng này vào mỗi sáng thức dậy.

4. Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này là dạng thường gặp thứ 3 của rối loạn giấc ngủ, sau mê nói và ngủ ngáy. Vì nó không thể hiện rõ ràng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này nhiều người lại suy nghĩ đơn giản đã dấn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm.

Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho bạn bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng…

Thanh Hà H+

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.


CÔNG TY TNHH VIỄN BẰNG
Điện thoại tư vấn: 1800.1562 - 0964.052.629

** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

XNQC: Số 825/2013/XNQC-ATTP

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh