Tại sao nên tránh tiếp xúc với ánh nắng sau khi tiêm filler?

Chất làm đầy (filler) chứa acid hyaluronic dễ bị tác động bởi tia UV

Cần làm gì để kéo dài hiệu quả sau tiêm Botox?

Phẫu thuật thẩm mỹ ở Mexico, 3 người Mỹ tử vong do viêm màng não

Livestream ca phẫu thuật thẩm mỹ, bác sỹ người Mỹ bị cấm hành nghề

Lưu ý khi phẫu thuật thẩm mỹ ở tuổi trung niên

Tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là phương pháp thẩm mỹ ngày càng phổ biến. Chất làm đầy, thường là acid hyaluronic, được tiêm dưới da để làm che lấp các nếp nhăn, phục hồi nhan sắc; Làm căng môi, cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt.

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ, tác dụng của phương pháp tiêm filler có thể kéo dài 6-12 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào vị trí tiêm và cơ địa bệnh nhân. Các loại chất làm đầy chứa acid hyaluronic cũng được nghiên cứu để tồn tại lâu hơn trong cơ thể. 

Khi bạn phơi nắng, tia UVA và UVB có thể xuyên qua lớp hạ bì, phân giải lượng acid hyaluronic dự trữ dưới da. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh cũng phá hủy lớp collagen, elastin trên da, vì vậy, theo lý thuyết, có thể làm phân hủy filler, khiến filler tan nhanh hơn. Các chuyên gia da liễu và bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi thực hiện thủ thuật thẩm mỹ này.

Sau khi tiêm filler, cần tránh phơi nắng và tiếp xúc với ánh mặt trời gay gắt

Sau khi tiêm filler, cần tránh phơi nắng và tiếp xúc với ánh mặt trời gay gắt

Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về khuyến cáo thời lượng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho người bệnh. TS.BS Jessie Cheung – chuyên gia da liễu tại Mỹ cho hay, hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng trên người về tác động của tia UV tới filler và cũng khó tìm được người tự nguyện tham gia thử nghiệm này.

Các bác sĩ khuyến nghị, trong vòng vài tuần đầu thực hiện tiêm filler, bệnh nhân cần hạn chế phơi nắng. Việc tiêm dưới da có thể gây sưng và bầm tím, kéo theo phản ứng viêm nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng quá sớm.

Trong 2 tuần đầu sau tiêm – giai đoạn hồi phục, phơi nắng trong thời gian dài có thể khiến da sưng và bầm tím lâu hơn, dẫn tới tăng sắc tố (thâm) tại vị trí tiêm. Bạn nên tránh xa các thiết bị giường nhuộm da; Sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF cao, quang phổ rộng (chống được cả tia UVA và UVB) khi hoạt động ngoài trời. Đừng quên bảo vệ vùng da môi nếu bạn tiêm filler tại vị trí này. Các biện pháp này giúp bạn bảo vệ thành quả đầu tư cho nhan sắc của mình.  

Để phòng ngừa các biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp, bạn cần tìm tới cơ sở uy tín, trao đổi kỹ càng với bác sĩ về hiệu quả, tác dụng mong muốn, độ bền cũng như rủi ro tiềm ẩn. Không tự ý mua và sử dụng các chất làm đầy trôi nổi trên thị trường, không có chứng nhận của cơ quan y tế.

 
Quỳnh Trang (Theo Elle)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp