Người lớn cần chú ý giám sát trẻ nhỏ khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà
Bỏ túi 6 cách chạy bộ giúp giảm cân hiệu quả
Lợi ích của bài tập chạy bộ lên cầu thang
5 bài tập giúp đốt cháy nhiều calo hơn chạy bộ
Những lưu ý “sống còn” khi chạy bộ trong thời tiết nắng nóng
Những tai nạn đáng tiếc khi dùng máy chạy bộ
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, trường hợp nhập viện gần đây nhất là bé trai 3 tuổi ở Nghệ An. Gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện, anh trai bé (đang học lớp 3) bật máy chạy bộ để tập thể dục. Lúc đó, bé 3 tuổi đứng chơi bên cạnh anh đã vô tình làm rơi ti giả đang ngậm xuống phía dưới máy. Bé thò tay xuống lấy, khiến tay phải bị chà sát mạnh vào dây curoa của máy tập.
Ngay sau tai nạn, bé đã được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương sơ - cấp cứu, điều trị và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
ThS.BSCKII Phùng Công Sáng - người phụ trách đơn vị bỏng, Phó khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán bỏng ma sát độ III và có dấu hiệu nhiễm trùng, tổn thương chuyển nặng và sâu. May mắn là sau khi nhập viện, được điều trị và chăm sóc vết thương hàng ngày, hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.
Một trường hợp tai nạn đáng tiếc khác là bé gái 30 tháng tuổi ở Hà Nội, nhập viện ngày 13/5 vừa qua. Tai nạn xảy ra vào buổi chiều cùng ngày, khi bố của bé đang tập thể dục bằng máy chạy bộ tại nhà. “Lúc này, do đang chạy bộ nên bố không biết cháu đi vào từ phía sau, thấy máy chạy cháu thích quá nên đã đưa 2 tay nghịch. Sau tai nạn, cháu khóc thét, bố cháu quay lại thì đã thấy 2 tay của bé bị kẹt phía dưới dây curoa rồi”, bà của bé kể lại.
Trường hợp này bé gái nhập viện với chẩn đoán bỏng bàn tay 2 bên độ III. Nhưng rất may trẻ nhập viện sớm, điều trị kịp thời nên đã được ra viện vào ngày 22/5.
Không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ, người trưởng thành sử dụng máy chạy bộ cũng có nguy cơ bị chấn thương nếu không may bị ngã, hoặc nếu bạn dừng lại đột ngột do bị phân tâm…
Dùng máy chạy bộ thế nào để an toàn cho cả nhà?
Theo ThS.BSCKII Phùng Công Sáng, máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, tổn thương lột da, dập nát gân cơ, gãy xương… Vì trẻ nhỏ với bản tính hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ gặp tai nạn.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả nhà, đặc biệt là cho trẻ nhỏ hiếu động, các bậc phụ huynh nên chú ý tới một số lời khuyên sau khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà:
- Lựa chọn kỹ trước khi mua thiết bị, cân nhắc khả năng chịu tải, kích thước đai…
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi lắp đặt và trước khi sử dụng thiết bị.
- Đặt máy chạy bộ ở nơi an toàn để hạn chế trẻ em đến gần, đặc biệt với trẻ nhỏ. Tốt hơn hết, bạn nên đặt máy chạy bộ trong một phòng riêng, hướng ra phía cửa để có thể dễ dàng quan sát nếu có trẻ nhỏ hoặc thú cưng lại gần.
- Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương khi dùng máy chạy bộ là do mất tập trung, mất thăng bằng và té ngã. Do đó, khi tập trên máy chạy bộ, bạn không nên sử dụng điện thoại hay xem TV để tránh bị phân tâm.
- Tăng tốc và giảm tốc dần dần. Bạn có thể giữ tay vịn trong khi tăng tốc để giúp bạn nhanh chóng ổn định.
- Nhiều thiết bị có hệ thống dừng khẩn cấp như khóa an toàn với dây kèm theo kẹp để kẹp vào quần áo. Trong trường hợp người dùng bị ngã, kẹp sẽ tách ra khỏi chốt an toàn và khiến máy dừng lại. Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen sử dụng thiết bị an toàn vì cho rằng chúng vướng víu, có thể gây gián đoạn quá trình tập luyện nếu không may làm kẹp rơi ra.
- Luôn đảm bảo không để trẻ em tự đến gần máy chạy bộ khi hoạt động, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Cha mẹ nên dạy con biết máy chạy bộ là một thiết bị khó kiểm soát, không phải đồ chơi.
- Cuối cùng, bạn nên nhớ bảo trì máy chạy bộ thường xuyên để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bình luận của bạn