"Siêu thực phẩm" cung cấp lượng lớn khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe toàn diện
Siêu thực phẩm giúp hạ cholesterol, tăng cường tiêu hóa, giảm cân nhanh
5 siêu thực phẩm hỗ trợ gan khỏe mạnh
Bỏ túi 5 mẹo sau để cốc cà phê của bạn thêm lành mạnh
5 “siêu” thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường
Hiện chưa có định nghĩa chung cho khái niệm "siêu thực phẩm", nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thường đồng ý rằng, đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Cải xoăn (kale), việt quất, sữa chua Hy Lạp, tương miso… là một số cái tên quen thuộc, được mệnh danh là "siêu thực phẩm".
Bổ sung một số "siêu thực phẩm" trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi gốc tự do trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa và bệnh mạn tính. Theo tạp chí Real Simple, dưới đây là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều tiềm năng với sức khỏe của bạn:
Đậu lăng
Đậu lăng là nguồn protein từ thực vật được nhiều người ăn chay yêu thích. Không chỉ giàu chất xơ hòa tan và protein giúp tăng năng lượng cho cơ thể, trong đậu lăng còn giàu vi chất như folate, magne, sắt.
Đậu lăng có nhiều giống với màu sắc và hương vị khác nhau, có thể dễ dàng chế biến thành các món soup hầm. Bạn có thể mua đậu lăng tại các sàn thương mại điện tử, siêu thị lớn.
Gan bò
Theo chuyên gia dinh dưỡng Michaela Clauss, gan bò là "tổ hợp" của nhiều vitamin tự nhiên, hầu hết đều ở dạng dễ hấp thụ với cơ thể người. Gan bò có chứa vitamin A, D, E, K, B12, B9 cùng các khoáng chất như sắt và đồng. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho năng lượng, hệ miễn dịch và thần kinh.
Tuy nhiên, do gan bò rất bổ dưỡng, bạn chỉ nên sử dụng một bữa mỗi tuần ở lượng khuyến nghị nằm trong khoảng 100-250gr.
Chà là Medjool
Chà là Medjool có nguồn gốc từ Morocco là loại quả có vị ngọt như caramel. Ngoài lượng đường tự nhiên, quả chà là còn giàu kali, sắt và chất xơ. Theo Healthline, quả chà là Medjool còn là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp đẩy lùi các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng chà là thay thế các chất tạo ngọt khi xay sinh tố, làm các món tráng miệng tốt cho sức khỏe.
Khổ kiều mạch Himalaya
Khổ kiều mạch hay cây mạch đắng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ môi trường. Khổ kiều mạch có chứa hàm lượng rutin và các chất chống oxy hóa polyphenol dồi dào, giúp bảo vệ hệ miễn dịch. Loài cây này cũng có thể sinh trưởng tốt ở vùng đất cằn cỗi như vùng cao lạnh giá tại dãy Himalaya.
Tấm lúa mì Bulgur
Tấm lúa mì Bulgur thực chất là một phần hạt nứt ra từ hạt lúa đã nấu chín một phần và phơi khô. Tấm lúa mì vì thế có vị bùi béo, chứa nhiều protein và chất xơ. Ngoài ra, nguồn ngũ cốc này còn bổ sung hàm lượng sắt đáng kể. Bạn có thể sử dụng tấm lúa mì thay cho gạo, hạt diêm mạch (quinoa) khi nấu cháo, làm salad.
Bình luận của bạn