Dùng thớt sao cho đảm bảo an toàn thực phẩm?

Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại nếu không được vệ sinh đúng cách

Những vật dụng không nên đặt trên nóc tủ lạnh

5 thói quen dễ gây hỏa hoạn trong bếp

Làm dịu da cháy nắng bằng nguyên liệu dễ tìm trong nhà bếp

Thói quen cần tránh khi sử dụng nhà bếp

Chọn chất liệu phù hợp

Bước đầu tiên giúp phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây nhiễm là lựa chọn thớt phù hợp với mục tiêu chế biến. Các chất liệu như nhựa, thủy tinh, đá cẩm thạch… được ưu tiên hơn cả, bởi chúng dễ vệ sinh và không có nhiều lỗ rỗng cho vi khuẩn trú ngụ như thớt gỗ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn thớt phù hợp với thói quen nấu nướng nhất:

- Thớt nhựa: Nên chọn chất liệu tốt, có thể dùng trong máy rửa bát, rửa với nước nóng để khử khuẩn hoàn toàn.

- Thớt thủy tinh: Dễ vệ sinh, nhưng nhanh làm dao bị cùn. Việc sử dụng cũng cần cẩn thận hơn.

- Đá cẩm thạch: Chất liệu cẩm thạch cũng không có các lỗ rỗng xốp, dễ vệ sinh và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy vậy, độ cứng cao của thớt sẽ có hại cho dao.

- Thớt tre: So với các loại gỗ khác, tre không có nhiều lỗ rỗng xốp bằng, nên có khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Tuy vậy, một số loại thớt tre cần bôi dầu khoáng đều đặn để phòng ngừa nguy cơ nứt.

Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

Cần dùng thớt riêng cho hai nhóm thực phẩm sống và rau củ quả

Cần dùng thớt riêng cho hai nhóm thực phẩm sống và rau củ quả

Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo, người nội trợ cần dùng ít nhất 2 chiếc thớt riêng biệt, một cho đồ sống (thịt cá, hải sản), một cho thực phẩm ăn liền và rau củ quả. Biện pháp này giúp phòng ngừa vi khuẩn trên thịt cá sống nhiễm vào thực phẩm khác.

Một số loại thớt trên thị trường được phân chia màu sắc, ký hiệu để người dùng dễ phân biệt, không dùng lẫn thớt chế biến đồ sống cho đồ chín.

Vệ sinh và khử trùng thớt

Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh và ngộ độc thực phẩm từ chiếc thớt, bạn cần vệ sinh và khử trùng dụng cụ nhà bếp này theo các bước sau:

Rửa sạch thớt bằng nước rửa bát và nước sạch sau mỗi lần sử dụng, phơi khô hoàn toàn rồi mới cất đi

Rửa sạch thớt bằng nước rửa bát và nước sạch sau mỗi lần sử dụng, phơi khô hoàn toàn rồi mới cất đi

- Dùng nước nóng và nước rửa bát để vệ sinh thớt sau mỗi lần sử dụng. Bước này giúp loại bỏ vụn thực phẩm và vi khuẩn bám trên bề mặt thớt. Đừng quên vệ sinh bàn bếp do thức ăn, dịch từ thớt có thể bắn lên.

- Xả sạch thớt dưới vòi nước sạch cho hết bọt xà phòng.

- Để khô: Phơi thớt thật khô, hoặc dùng khăn sạch lau bớt nước trên thớt. Hạn chế dùng khăn vải để lau thớt. Các loại thớt thủy tinh, nhựa có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch.

- Khử trùng: Chuẩn bị dung dịch gồm 1 thìa canh thuốc tẩy không mùi pha loãng với khoảng 4l nước. Ngâm thớt trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng vài phút. Sau đó, rửa sạch lại với nước và để khô tự nhiên (không nên phơi trực tiếp dưới nắng).

Bảo quản thớt đúng cách

Trong quá trình sử dụng thớt hàng ngày, bạn nên dành chút thời gian kiểm tra bề mặt thớt. Các vết nứt, vết dao hằn quá sâu trên bề mặt thớt có thể trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nếu thớt quá mòn, hoặc các rãnh sâu khó làm sạch, bạn nên thay thớt mới, dù là thớt gỗ hay thớt nhựa.

Bên cạnh đó, các loại thớt cũng như dụng cụ nhà bếp nên được đặt ở nơi khô thoáng, cách xa mặt đất để ngăn vi khuẩn phát triển. Không nên để thớt bị ướt nằm ngang và xếp chồng lên nhau. Nên phơi thớt khô hoàn toàn rồi mới cho vào giá hoặc ngăn tủ bảo quản.

 
Quỳnh Trang (Theo Food Poisoning News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng