7 thời điểm tốt nhất để uống nước

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người

Công thức giải độc gan siêu đơn giản: Yến mạch + nước lọc

Tiếp nước giữ nước cho cơ thể bằng những cách nào?

Nước lọc và nước ép trái cây: Loại nào tốt hơn?

Bổ sung nước cho cơ thể thế nào khi bạn lười uống nước?

Đây là nhận định của Thạc sĩ Sarah Krieger – một Chuyên gia Dinh dưỡng tại Mỹ. Cũng theo Chuyên gia Krieger, hiện có rất nhiều công thức để tính lượng nước cần bổ sung cho cơ thể nhưng cách chính xác nhất và được nhiều chuyên gia khác đồng tình ủng hộ phải là phương pháp tính lượng nước dựa trên cân nặng. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể.

Tuy nhiên, nhu cầu uống nước của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài cân nặng, các yếu tố như mức độ hoạt động thể chất, nhiệt độ môi trường, và tình trạng sức khỏe (mang thai, cho con bú, ốm đau) cũng ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần uống. Theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ, nam giới nên tiêu thụ ít nhất 13 cốc (khoảng 3 lít) và phụ nữ nên tiêu thụ ít nhất 9 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày.

Để tối ưu được trạng thái sức khoẻ, bạn có thể tuân thủ việc uống nước trong 7 thời điểm dưới đây:

1. Khi vừa thức dậy

Thay vì vội vàng đi pha cà phê khi vừa thức dậy, hãy dành vài phút để uống từ 1 đến 2 cốc nước. Theo chuyên gia dinh dưỡng Krieger, sau một đêm ngủ, cơ thể chúng ta mất nước đáng kể. Việc uống nước ngay khi thức dậy sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi đã bổ sung đủ nước, bạn có thể thưởng thức cà phê. Mặc dù cà phê cũng được tính là chất lỏng, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn nước.

2. Uống nước trước bữa ăn để làm giảm cơn đói

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Mitri (Mỹ), việc uống từ 1-2 ly nước đầy trước bữa ăn có thể là "bí quyết" giúp bạn no bụng nhanh hơn, hạn chế việc nạp quá nhiều calo và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Kết quả nghiên cứu năm 2018 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (United States National Library of Medicine) cũng đã củng cố thêm quan điểm này khi cho thấy thói quen uống nước trước bữa ăn có thể giúp chúng ta ăn ít hơn đáng kể.

3. Uống nước sau bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá

Cũng theo Chuyên gia dinh dưỡng Mitri, uống nước sau khi ăn, đặc biệt với những bữa ăn chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nước sẽ giúp chất xơ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng.

4. Uống nước khi cảm thấy buồn ngủ

Cảm giác mệt mỏi giữa buổi chiều là điều mà nhiều người đang gặp phải. Thay vì dựa vào cà phê hay đồ ngọt, hãy thử uống 1 ly nước. Mất nước chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy uể oải. Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp bạn cải thiện năng lượng và tâm trạng một cách tự nhiên.

5. Uống nước khi cảm thấy đau đầu

Theo Hiệp hội Đau đầu Mỹ (National Headache Foundation), đau đầu, đau nửa đầu có thể là triệu chứng của việc mất nước. Chính vì thế, việc tăng cường bổ sung nước có thể giúp bạn làm giảm mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian của chứng đau đầu.

Nếu không đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể trước, trong và sau khi luyện tập, thể trạng của bạn sẽ giảm sút và có thể bị ngất xỉu.

Nếu không đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể trước, trong và sau khi luyện tập, thể trạng của bạn sẽ giảm sút và có thể bị ngất xỉu.

6. Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục

Uống nước đều đặn trước, trong và sau khi tập luyện là rất quan trọng, đặc biệt với các bài tập cường độ cao. Một nghiên cứu được đăng tải năm 2019 trên trang thông tin SpringerLink đã cho thấy, việc mất nước dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện.

7. Uống nước trước khi đi ngủ

Uống nước trước khi đi ngủ giúp bạn cải thiện tình trạng khô miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần uống từ 1-2 ngụm để tránh tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng