Kiểm tra cân nặng tại nhà cần lưu ý gì?

Bước lên cân vào buổi sáng cho bạn kết quả chính xác hơn

5 thực phẩm bạn nên tránh để giảm cân

Cách chọn chất béo tốt giúp kiểm soát cân nặng

Một số biện pháp tự kiểm tra sức khỏe dễ thực hiện tại nhà

Tập thể thao và ăn kiêng, cách nào giúp giảm cân hiệu quả nhất?

Cân nặng của bạn có thể "lên xuống", thay đổi thất thường trong vòng một ngày. Nguyên nhân là bởi vào ban đêm, chúng ta thường ăn ít hơn, chưa kể hiện tượng mất nước qua giấc ngủ.

Như vậy, nếu bạn có thói quen kiểm tra và theo dõi cân nặng thường xuyên, một số lưu ý sau giúp bạn có kết quả chính xác nhất mỗi khi bước lên cân.

Bạn nên cân vào buổi sáng, ngay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống. Theo các chuyên gia, buổi sáng thời điểm thích hợp để kiểm tra cân nặng, bởi cơ thể đã có thể tiêu hóa hết thực phẩm, đồ uống của ngày hôm trước.

Theo dõi cân nặng cho phép bạn nhận thấy thành quả của lối sống và ăn uống lành mạnh, quá trình tập thể dục đều đặn. Vì vậy, bạn nên bước lên cân 1 lần/tuần, vào cùng một thời điểm trong ngày. Nên đặt cân trên mặt phẳng cứng, đứng thăng bằng trên cân và dồn đều trọng lượng lên hai chân.

Chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh là điều đáng quan tâm hơn số đo trên bàn cân

Chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh là điều đáng quan tâm hơn số đo trên bàn cân

Trang phục bạn mặc khi cân có thể thể gây ra những chênh lệch nhỏ. Hãy mặc ít đồ nhất có thể khi bước lên cân. Đồng thời, bạn có thể mặc trang phục giống nhau mỗi lần kiểm tra cân nặng để có kết quả chính xác.

Theo dõi cân nặng là thói quen tốt, nhưng bạn cũng cần ghi nhớ rằng cân nặng chỉ là một trong vô vàn các chỉ số sức khỏe. Nếu số đo về trọng lượng cơ thể khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực, những thói quen không lành mạnh, lo âu hay buồn bực, bạn nên cân nhắc dừng theo dõi.

Rối loạn ăn uống là một nhóm các vấn đề tâm lý khiến bạn phát triển các thói quen ăn uống không lành mạnh. Chứng này có thể do sự ám ảnh với thức ăn, cân nặng hoặc vóc dáng cơ thể. Nhiều người có hành vi giảm cân cực đoan có thể dẫn đến các vấn đề thể chất như thường xuyên mệt mỏi, nhịp tim chậm, rụng tóc, móng tay, móng chân dễ gãy, đau đầu, mệt mỏi…

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chứng rối loạn ăn uống, trong đó thanh thiếu niên và nữ giới trẻ tuổi dễ mắc phải hơn. Thực tế, 9% dân số toàn cầu chịu ảnh hưởng của chứng rối loạn ăn uống. Đây cũng là một trong những vấn đề tâm lý có nguy cơ tử vong cao thứ hai, chỉ đứng sau dùng thuốc opioid quá liều.

 
Quỳnh Trang (Theo CNET)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp