Sushi có tốt cho sức khỏe?

Giá trị dinh dưỡng của sushi vừa tốt vừa không tốt cho sức khỏe

Ăn gì để cải thiện tình trạng mụn trên da?

"Điểm mặt" thực phẩm làm tăng tiết mồ hôi

Lưu ý về dinh dưỡng đối với người mắc hội chứng ruột kích thích

Bà bầu cần tránh những thực phẩm nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

Sushi được chế biến biến từ nhiều nguyên liệu, hương vị khác nhau. Nhưng về cơ bản, món ăn này thường có cơm, rong biển, rau, hải sản tươi sống (một số trường hợp là hải sản chín), nước tương hoặc nước sốt.

Giá trị dinh dưỡng của sushi

Tuy không thể khẳng định sushi là món ăn tuyệt đối lành mạnh, nhưng sushi có giá trị dinh dưỡng phong phú từ các nguyên liệu được chế biến, trong đó với các thành phần chính:

- Cá: Cá có nhiều protein, khoáng chất, iod, các vitamin (đặc biệt là vitamin D) tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, acid béo omega-3 có trong cá giúp bảo vệ tim mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như đau cơ, viêm phổi, tiêu chảy...

- Rong biển: Rong biển giàu calci, sắt, magne, phosphor, iod và các loại vitamin có khả năng giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm và ngăn ngừa tác nhân gây ung thư.

- Wasabi (mù tạt): Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, hợp chất isothiocyanates trong wasabi có thể ngăn ngừa sâu răng. Nếu ăn thường xuyên, wasabi giúp phòng chống ung thư và ngăn ngừa cục máu đông.

Một số lưu ý khi ăn sushi

Ăn quá nhiều sushi có thể khiến bạn tăng cân

Ăn quá nhiều sushi có thể khiến bạn tăng cân

Mặc dù sushi giàu dinh dưỡng, nhưng cũng có một số thành phần trong món ăn này bạn nên lưu ý:

- Gạo trắng: Gạo trắng Nhật là thành phần chính của sushi. Nếu bạn ăn quá nhiều gạo trắng, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và đái tháo đường.

- Chất béo: Nhiều loại sushi trên thị trường được kết hợp với các loại nước sốt béo đi kèm, hoặc các loại sushi chiên rán nhiều dầu mỡ có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng cân.

- Muối: Ăn sushi có thể khiến bạn nạp vào cơ thể một hàm lượng muối cao. Nguyên nhân là do sushi thường được ăn kèm với nước tương chứa nhiều muối. Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với muối. Để giảm lượng muối khi ăn sushi, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn sushi kèm với nước tương.

- Cá sống: Bạn cũng cần chú ý, cá sống để làm món sushi có thể chứa vi khuẩn, virus, thủy ngân và các chất độc khác, do đó, một số nên được nấu chín để đảm bảo ký sinh trùng bị loại bỏ.

Làm thế nào để có món sushi lành mạnh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể:

- Cho thêm rau và giảm lượng cơm khi làm sushi.

- Chọn gạo lứt thay vì gạo trắng để tránh tăng cân.

- Có thể thêm giấm gạo vào món sushi để giảm lượng đường trong máu.

- Có thể ăn kèm sushi với các món salad rau củ để tăng cảm giác no.

- Hạn chế ăn quá nhiều sushi, giảm lượng nước tương khi ăn.

- Hạn chế ăn sushi chiên rán vì chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng