Mỹ thay đổi tiêu chí đánh giá "thực phẩm lành mạnh" trên nhãn sản phẩm

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ giúp chúng ta có một chế độ ăn lành mạnh.

Hướng dẫn chế độ ăn mới của Mỹ khuyến khích ăn nhiều thực vật

Sốt xuất huyết tăng kỷ lục tại Châu Mỹ, 7.700 ca tử vong trong năm 2024

Số ca chẩn đoán ung thư vú giai đoạn muộn gia tăng ở Mỹ

Bùng phát nhiễm khuẩn Listeria tại Mỹ và bài học về an toàn thực phẩm

Cụ thể, theo quy định mới, các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên như cá hồi, trái cây và rau quả (bao gồm cả loại đông lạnh và đóng hộp), ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, đậu, đậu lăng, hải sản, thịt nạc, các loại hạt sẽ được ưu tiên. Điều kiện là chúng phải hạn chế lượng đường, muối và chất béo bão hòa thêm vào. Ngược lại, các sản phẩm như bánh mì trắng, sữa chua và ngũ cốc nhiều đường sẽ không còn được coi là "lành mạnh".

Quyết định này nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn, tránh bị nhầm lẫn bởi các nhãn dinh dưỡng phức tạp. TS. Robert Califf, Ủy viên FDA cho biết: "Giờ đây, người tiêu dùng có thể dựa vào nhãn 'lành mạnh' để tìm kiếm những thực phẩm nền tảng, bổ dưỡng cho bản thân và gia đình."

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao sự thay đổi này. TS. Dariush Mozaffarian, bác sĩ chuyên khoa về tim mạch tại Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ), nhận xét: “Đây là một bước tiến quan trọng. Lần đầu tiên, FDA đánh giá thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng tổng thể, thay vì chỉ tập trung vào một vài chất dinh dưỡng tiêu cực như calo, chất béo hoặc muối.”

Thay đổi tiêu chí đánh giá thực phẩm lành mạnh sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn, tránh bị nhầm lẫn bởi các nhãn dinh dưỡng phức tạp.

Thay đổi tiêu chí đánh giá "thực phẩm lành mạnh" sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn, tránh bị nhầm lẫn bởi các nhãn dinh dưỡng phức tạp.

Quy định trước đây, được ban hành từ năm 1994, giới hạn tổng lượng chất béo, vô tình loại bỏ cả những thực phẩm chứa chất béo tốt cho tim mạch như bơ. Đồng thời, quy định cũ cho phép các nhà sản xuất dán nhãn "lành mạnh" cho các sản phẩm nếu chúng chứa ít nhất 10% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của một số vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ. Kẽ hở này đã bị lợi dụng để quảng cáo các loại thực phẩm chế biến sẵn, ví dụ như nước ép trái cây nhiều đường được dán nhãn "lành mạnh" nhờ hàm lượng vitamin C cao. Quy định mới sẽ khắc phục được vấn đề này.

Các công ty thực phẩm có thời hạn đến năm 2028 để tuân thủ các quy định mới. Bên cạnh việc thay đổi tiêu chí đánh giá, FDA cũng đang phát triển một biểu tượng "lành mạnh" để các công ty có thể sử dụng trên bao bì sản phẩm. Nghiên cứu cho thấy nhãn dinh dưỡng hiện tại chưa thực sự tác động đến nhận thức và thói quen ăn uống của người tiêu dùng. Thống kê của FDA cho thấy 75% người Mỹ tiêu thụ không đủ lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị.

Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc người tiêu dùng có thể quá tin tưởng vào nhãn "lành mạnh" mới và bỏ qua việc tìm hiểu chi tiết về thành phần dinh dưỡng, các thành phần khác, những thứ có thể không phù hợp với họ.

 
Việt An (Theo NBC News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng