- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người uống thuốc Glipizide điều trị đái tháo đường cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý
Đái tháo đường: Xử trí thế nào khi đường huyết tăng cao sau ăn?
Ngứa chân và tê một bên đùi có phải biến chứng đái tháo đường không?
Đái tháo đường: Dùng lá dứa kiểm soát bệnh hiệu quả không?
Người bệnh đái tháo đường quên tiêm insulin có sao không?
Thuốc Glipizide giúp tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đường huyết. Nhìn chung, thuốc Glipizide đem lại hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh. Một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến tác dụng của Glipizide.
Người được bác sĩ kê đơn thuốc hạ đường huyết Glipizide nên hạn chế những thực phẩm, đồ uống sau trong chế độ ăn:
Đồ uống có cồn
Nghiên cứu cho thấy ở người bệnh đái tháo đường, rượu bia có thể ảnh hưởng đến khả năng ổn định đường huyết của cơ thể. Kết hợp rượu với thuốc Glipizide có thể dẫn đến hạ đường huyết, nếu không được phát hiện và điều trị ngay lập tức có thể gây nguy hiểm. Người uống rượu khi bụng đói có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn.
Ngoài ra, lạm dụng rượu còn gây hại cho tuyến tụy và gan, theo thời gian làm giảm khả năng sản xuất insulin và độ nhạy insulin của cơ thể. Hậu quả là đường huyết không được kiểm soát, ngay cả khi bạn dùng thuốc theo chỉ định. Tốt hơn hết, người đang dùng Glipizide và các thuốc khác nên kiêng rượu bia hoàn toàn nếu có thể.
Đồ uống có đường

Người đang dùng thuốc Glipizide cần hạn chế sử dụng đồ uống nhiều đường
Những đồ uống chứa hàm lượng đường đơn cao, nhất là siro ngô cao phân tử, có thể làm đường huyết tăng vọt. Hiện tượng này sẽ khiến quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn. Ngay cả thuốc Glipizide cũng khó có thể giữ đường huyết trong một phạm vi lành mạnh trong suốt cả ngày.
Một số đồ uống bạn nên cắt giảm gồm: Nước ép trái cây, nước uống thể thao chứa đường, nước tăng lực, trà hoặc cà phê ngọt, nước có gas.
Người bệnh đái tháo đường nên tạo thói quen kiểm tra thành phần đồ uống, tránh dùng sản phẩm chứa: Đường kính (đường mía, đường nâu, nước mía); Fructose, glucose, maltose, sucrose, siro ngô, đường mạch nha, đường chuyển hóa…
Ngũ cốc tinh chế

Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế dễ làm đường huyết gia tăng đột ngột
Ngũ cốc tinh chế là các loại hạt đã trải qua nhiều công đoạn chế biến nhằm cải thiện kết cấu và thời hạn sử dụng. Quá trình này cũng làm mất đi hàm lượng chất xơ và dưỡng chất tự nhiên dồi dào trong hạt. Một vài ví dụ gồm bột mì trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng, bánh nướng…
Ngũ cốc tinh chế dễ dàng được chuyển hóa thành đường khi ăn, khiến đường huyết và insulin tăng vọt, từ đó cản trở tác dụng của thuốc Glipizide.
Bạn nên thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt như: Ngô, yến mạch, gạo lứt, hạt diêm mạch, kê…
Thịt chế biến sẵn
Nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thịt chế biến sẵn có liên quan nguy cơ tăng cholesterol và một vài dạng ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến sẵn, thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ kháng insulin và mắc đái tháo đường. Chế độ ăn nhiều thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp… có thể khiến thuốc hạ đường huyết như Glipizide khó phát huy hết công dụng.
Người bệnh đái tháo đường nên chọn các loại thịt nạc như gà, cá hoặc protein từ thực vật.
Bình luận của bạn