Những thói quen nên làm để trí não minh mẫn

Lối sống lành mạnh và dinh dưỡng cân bằng giúp giữ trí não minh mẫn khi già đi

3 thực phẩm tốt cho trí não, ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Ăn ít chất xơ khi mang thai làm chậm phát triển trí não của trẻ sơ sinh

4 bí quyết giúp khỏe mạnh khi về già

Người hoạt động trí não nhiều cần lưu ý gì để phòng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ?

Những điều nên làm để bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ

Một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ trí não là nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, với những thực phẩm tốt cho cơ quan này. Theo nghiên cứu trên chuyên san Lão hóa (Aging) của tạp chí Nature, một số dưỡng chất cần thiết sau có thể giúp giảm tốc độ lão hóa tại bộ não:  

Acid béo có trong hải sản và dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu olive.

- Chất chống oxy hóa có trong quả mọng, tỏi, cà chua, các loại hạt và rau củ quả khác.

Carotenoid có trong rau lá xanh đậm, cà rốt, bông cải, trái cây.

- Vitamin E có trong rau củ quả, hải sản, các loại hạt hạch.

- Choline có trong lòng đỏ trứng, thịt bò, chế phẩm từ sữa…

Vẽ tranh là một trong những hoạt động có ích với não bộ, giúp rèn luyện trí não lâu dài

Vẽ tranh là một trong những hoạt động có ích với não bộ, giúp rèn luyện trí não lâu dài

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, một vài thói quen sau cũng giúp bạn bảo vệ não bộ khỏe mạnh:

- Liên tục tạo ra những thử thách cho trí não như học kỹ năng mới, thử nghiệm các bộ môn nghệ thuật…

- Tập thể dục đều đặn để làm tăng nhịp tim, cải thiện lưu thông máu tới não.

- Bảo vệ đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, hạn chế nguy cơ té ngã và chấn thương.

- Cai thuốc lá càng sớm càng tốt.

- Ổn định huyết áp và đường huyết nhờ chế độ ăn uống, tập luyện kết hợp dùng thuốc đúng phác đồ.

- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ.

Những thói quen nên bỏ để có trí não minh mẫn

BS. Andrew Budson – Giảng viên thần kinh học tại Trường Đại học Y Boston gợi ý, để cải thiện sức khỏe não bộ, bạn cần tránh những thói quen có thể làm suy giảm khả năng ghi nhớ theo thời gian. Ví dụ, bạn nên sửa những tật xấu như vứt đồ vật như chìa khóa, điện thoại, ví… lung tung. Nếu không, bạn sẽ thường xuyên phải đi tìm chúng, khiến thói quen hay quên trở thành “thường lệ”.

Ngoài ra, khi thực hiện bất cứ công việc nào bạn đều cần chú tâm, để ý đến địa điểm và hành động mình đang làm. Ví dụ, khi đỗ xe, bạn hãy dừng lại một chút để nhớ kỹ vị trí và mình đã rút chìa khóa cất vào túi hay chưa.

Lười vận động, ngồi nhiều là thói quen có hại với trí não, làm giảm lưu lượng máu đến não bộ

Lười vận động, ngồi nhiều là thói quen có hại với trí não, làm giảm lưu lượng máu đến não bộ

Lười vận động cũng là một trong những thói quen có hại với sức khỏe não bộ. BS. Budson khuyến nghị, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc ngồi ỳ trước TV quá 1 tiếng/ngày. Trái lại, bạn cần thực hiện các bài tập aerobic thường xuyên (tức làm tăng nhịp tim và nhịp thở như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ). Khi tập aerobic, não bộ sẽ tiết ra các hormone giúp tế bào não phát triển ở hồi hải mã – bộ phận não hình thành và lưu giữ ký ức.

Về ăn uống, bạn nên cắt giảm lượng thực phẩm kém lành mạnh, có hại với trí não như: Thịt đỏ, bơ, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều đường và bột mì tinh luyện.

BS. Budson khuyến cáo, khi ở tuổi ngoài 40, cứ 10 năm bạn nên kiểm tra nồng độ vitamin D và B12 trong máu tối thiểu một lần. Đây là 2 dưỡng chất đóng vai trò quan trọng với khả năng ghi nhớ của não bộ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già