6 nhóm thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn Listeria gây ngộ độc

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn trong jambon, xúc xích và thịt hun khói là Listeria

Podcast: Khi ăn sứa biển cần lưu gì để tránh ngộ độc?

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Infographic: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi ăn bánh mì không đảm bảo

Infographic: Phòng tránh ngộ độc nặng từ thực phẩm đóng hộp

Khác với các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khác, vi khuẩn Listeria monocytogenes (gọi ngắn gọn là Listeria) có khả năng tồn tại và phát triển ngay cả trong môi trường lạnh. Chính điều này khiến nó trở thành “sống sót” qua nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm và trở thành mối nguy lớn trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Số ca nhiễm Listeria không nhiều, nhưng lại là một trong những mầm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Ngộ độc thực phẩm do Listeria đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm có nguy cơ nhiễm Listeria cao mà bạn cần thận trọng khi chế biến và thưởng thức.

Thịt nguội, xúc xích ăn liền

Các loại thịt nguội như jambon, xúc xích, thịt hộp ăn liền thường không được nấu chín trước khi ăn. Vi khuẩn Listeria có thể “vượt qua” các khâu bảo quản không đúng cách. Thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ cho thấy đây là nhóm thực phẩm liên quan đến nhiều ca ngộ độc Listeria nhất trong thập kỷ qua.

Lời khuyên: Trước khi ăn, hãy hâm nóng thịt nguội và xúc xích đến khi nóng bốc hơi. phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu cần đặc biệt lưu ý.  

Cá xông khói và hải sản bảo quản lạnh

Món cá hồi xông khói được coi là thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria cao

Món cá hồi xông khói được coi là thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria cao

Các sản phẩm như cá hồi xông khói, cá muối thường được ăn trực tiếp mà không cần chế biến lại. Dù bảo quản trong môi trường lạnh, vi khuẩn Listeria trong món ăn này vẫn có thể sinh sôi.  

Lời khuyên: Tránh ăn hải sản hun khói bảo quản lạnh, đặc biệt nếu đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Pate, nước xốt làm từ nội tạng

Các loại pate, nước xốt hoặc đồ phết bánh mì làm từ thịt và nội tạng động vật (như gan gà, gan lợn) bảo quản trong tủ lạnh cũng là môi trường lý tưởng cho Listeria phát triển. Nguy cơ tăng cao khi sản phẩm không được xử lý ở nhiệt độ cao trước khi đóng gói. Năm 2002, tại Mỹ đã xảy ra một vụ ngộ độc hàng loạt do pate gà tây, khiến nhiều người nhập viện và đã có trường hợp tử vong.

Lời khuyên: Dùng các sản phẩm đóng hộp không cần bảo quản lạnh, hoặc làm nóng sản phẩm đến nhiệt độ an toàn trước khi ăn.

Sữa tươi và sữa chưa thanh trùng, tiệt trùng

Sữa tươi, kem, sữa chua hoặc bơ làm từ sữa chưa qua thanh trùng, tiệt trùng là "ổ chứa" tiềm tàng của Listeria. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cảnh báo, sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần so với sữa tiệt trùng.

Lời khuyên: Luôn chọn sữa đã thanh trùng hoặc tiệt trùng, nhất là cho trẻ nhỏ, người già và người có sức đề kháng kém.

Phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng

Phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ nhiễm Listeria rất cao

Phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ nhiễm Listeria rất cao

Các loại phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng rất dễ nhiễm Listeria. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ khâu vắt sữa, vận chuyển, hoặc sản xuất. Người tiêu dùng cần đặc biệt thận trọng với nguy cơ ngộ độc khi ăn phô mai brie, camembert, feta hoặc các loại phô mai làm từ nấm mốc xanh.

Lời khuyên: Ưu tiên chọn phô mai làm từ sữa tiệt trùng nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao.

Rau củ và trái cây cắt sẵn

Dù hiếm gặp, Listeria vẫn được phát hiện trong các loại rau quả đóng gói sẵn như dưa lưới, xà lách, rau mầm. Nguyên nhân có thể đến từ việc dụng cụ chế biến hoặc bao bì không đảm bảo vệ sinh. Năm 2011, mặt hàng dưa lưới nhiễm Listeria đã khiến 33 người ở Mỹ thiệt mạng.

Lời khuyên: Rửa kỹ rau quả trước khi ăn, nếu mua rau củ quả cắt sẵn cần dùng trước hạn sử dụng.

 

3 biện pháp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Listeria 

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp: Ngăn mát có nhiệt độ dưới 4 độ C, ngăn đông là -18 độ C.

- Dùng thực phẩm ăn liền càng sớm càng tốt: Càng để lâu trong tủ lạnh, nguy cơ Listeria phát triển càng cao. Không ăn thực phẩm có mùi, vị bất thường.

- Giữ tủ lạnh luôn sạch sẽ: Vệ sinh tủ lạnh định kỳ và lau ngay các vết bẩn trong ngăn tủ.

 
Quỳnh Trang (Theo Food Poisoning News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng