10 nguyên tắc nằm lòng khi áp dụng phương pháp ăn theo trực giác

Ăn theo trực giác khuyến khích bạn lắng nghe cơ thể mình

Căng thẳng lo âu: Nên và không nên ăn gì?

Làm sao để giảm rung giật bắp tay và toàn thân?

5 thực phẩm lên men hỗ trợ giảm cân

Làm sao để vượt qua giai đoạn chững cân?

Buông bỏ luật lệ, trở về với trực giác

Ăn theo trực giác (Intuitive Eating) là cách tiếp cận về dinh dưỡng tập trung vào việc nhận biết và tin tưởng vào tín hiệu no đói của cơ thể. Phương pháp này trái ngược với các chế độ ăn kiêng, khi có những món không được phép ăn hoặc phải ăn trong khung giờ cố định.   

Khi ăn theo trực giác, không có món ăn nào bị cấm tuyệt đối. Bạn cần gạt bỏ những thông điệp tiêu cực về thực phẩm và mặc cảm tội lỗi thường gặp khi ăn kiêng.  

Lợi ích chính của ăn theo trực giác là tạo ra mối quan hệ lành mạnh với cơ thể và với thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy ăn theo trực giác giúp tăng sự tự tin, giảm các hành vi rối loạn ăn uống, cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp người thực hiện cảm thấy hạnh phúc hơn.

Vậy ăn theo trực giác có giúp giảm cân không? Câu trả lời là có thể, nhưng đó không phải mục tiêu chính của phương pháp này. Ép cân là một phần của văn hóa ăn kiêng, khiến bạn dễ rơi vào mặc cảm, tội lỗi, thay vì tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và tìm lại niềm vui trong ăn uống.

Dù vậy, một số người có thể giảm cân khi ăn theo trực giác vì họ bỏ được những hành vi không lành mạnh như ăn theo cảm xúc. Cũng có người tăng cân, nhất là nếu trước đó họ từng ăn kiêng kham khổ trong thời gian dài.

Nguyên tắc cần biết khi ăn theo trực giác

Dù không có luật lệ cứng nhắc, ăn theo trực giác vẫn có một số nguyên tắc cơ bản như một kim chỉ nam giúp bạn kết nối lại với tín hiệu tự nhiên của cơ thể.

1. Bỏ tư duy ăn kiêng

Khi ăn theo trực giác cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về thức ăn, thay vào đó ăn những gì bạn thích

Khi ăn theo trực giác cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về thức ăn, thay vào đó ăn những gì bạn thích

Chủ động buông bỏ, thậm chí là phản đối những thông tin khuyến khích ăn kiêng từ mạng xã hội, quảng cáo, đến những câu chuyện phiếm giữa bạn bè. Việc ăn kiêng theo trào lưu hay sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ăn kiêng thường gây hại nhiều hơn lợi.

2. Tôn trọng cảm giác đói của bạn

Đói là tín hiệu tự nhiên của cơ thể, cũng giống như hít thở hay chớp mắt. Đừng bỏ qua cơn đói mà hãy coi đó là lời nhắc nhở bạn cần chăm sóc cơ thể đúng cách.

3. Làm lành với thức ăn

Nguyên tắc này khuyên bạn hãy buông bỏ những luật lệ liên quan đến ăn uống như “mình không được ăn cái này”, “mình không nên uống cái kia”. 

4. Thách thức “cảnh sát dinh dưỡng” trong đầu bạn

Đó là giọng nói luôn chỉ trích, đánh giá món bạn ăn, ví dụ như “Đừng có ăn miếng bánh kem đó!”. Không có thực phẩm nào là hoàn toàn xấu, mà quan trọng là cách chúng ta ăn và tần suất ăn uống.

5. Tìm lại niềm vui khi ăn

Ăn uống không chỉ để tồn tại mà còn cần mang lại sự thoải mái, hài lòng. Nếu món ăn không khiến bạn thỏa mãn sau khi ăn, có thể đây là dấu hiệu bạn chưa lựa chọn thực phẩm mà cơ thể đang cần.

6. Chú ý đến cảm giác no

Nhận biết các tin hiệu về cảm giác no và dừng ăn khi bạn cảm thấy đủ

Nhận biết các tin hiệu về cảm giác no và dừng ăn khi bạn cảm thấy đủ

Cảm giác no bụng giúp bạn hiểu khi nào nên dừng ăn. Đừng ép bản thân phải “ăn cố”, “ăn nốt”.

7. Đối diện cảm xúc bằng sự tử tế

Đôi khi ta ăn vì cảm xúc buồn chán, căng thẳng, lo lắng chứ không phải vì đói. Hãy tìm cách khác để chăm sóc sức khỏe tinh thần, như nghe nhạc, đi dạo, gọi điện cho bạn bè, thay vì tìm đến thức ăn. Trước khi ăn, bạn có thể tạm dừng vài giây để tự đánh giá lại cảm xúc hiện tại của mình.

8. Tôn trọng cơ thể  

Vóc dáng của bạn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả di truyền. Ăn uống theo trực giác khuyến khích bạn trân trọng sự đa dạng hình thể và tin rằng cơ thể nào cũng xứng đáng được yêu thương.

 9. Vận động theo sở thích

Phương pháp ăn uống theo trực giác cũng khuyến khích bạn thực hiện các hoạt động thể chất mà bạn ưa thích như yoga, khiêu vũ, hay tản bộ. Tránh suy nghĩ ép buộc bản thân vận động chỉ để đốt cháy calo.

10. Chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng lành mạnh

Ăn theo trực giác không phủ nhận tầm quan trọng của dinh dưỡng. Hãy dựa trên kiến thức khoa học để hiểu cơ thể cần gì. Bạn có thể tìm tới các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để trao đổi về nhu cầu của cơ thể.

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng