Không phải tất cả các loại dầu đều có giá trị dinh dưỡng tương đồng.
Infographic: Hướng dẫn chọn đúng loại dầu ăn khi nấu nướng
Dầu mè giúp bảo vệ xương ở phụ nữ mãn kinh
Dùng dầu olive thế nào để tốt cho tim và não bộ?
5 loại dầu giàu chất béo không bão hòa rất tốt cho tim mạch
Dầu ăn đóng vai trò thiết yếu trong căn bếp, góp phần tạo nên vô số món ăn thơm ngon. Từ xào rau, ướp thịt đến nướng bánh, dường như không thể thiếu sự hiện diện của chai dầu ăn.
Mở tủ bếp, bạn có thể bắt gặp nhiều loại dầu ăn khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng phù hợp với mọi mục đích sử dụng. Nhiệt độ nấu nướng, công thức món ăn và thành phần dinh dưỡng của từng loại dầu là những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn.
Mặc dù có lượng calo tương đương (khoảng 120 calo mỗi muỗng canh), các loại dầu ăn lại có sự khác biệt về thành phần chất béo, đặc biệt là tỷ lệ giữa chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa cao mang lại lợi ích cho sức khỏe, trong khi chất béo bão hòa cần được hạn chế.
Dưới đây là 5 loại dầu tốt cho sức khỏe khi nấu ăn và cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào:
1. Dầu olive nguyên chất
Dầu olive nguyên chất không chỉ đa dụng, phù hợp cho các món ăn nguội, nóng và đồ nướng, mà còn là một lựa chọn tốt cho sức khỏe tim mạch, giàu chất béo không bão hòa, vitamin E.
Loại chất béo không bão hòa chính trong dầu olive được gọi là acid oleic. Chất béo không bão hòa đơn này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng kháng insulin và chức năng chống viêm. Ngoài ra, vitamin E trong dầu olive có tác dụng chống oxy hóa và đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh.
2. Dầu bơ
Được biết đến với điểm khói cao 260 độ C, dầu bơ rất thích hợp để nấu ăn ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như trong các món chiên. Dầu bơ cũng có hương vị nhẹ nhàng nên có thể dùng trong các món ăn ngọt, mặn và cả nướng bánh. Tương tự như dầu olive, dầu bơ có hàm lượng acid oleic cao, do đó đây là một nguồn chất béo lành mạnh. Trong một nghiên cứu, việc sử dụng dầu bơ có thể giúp giảm mức cholesterol triglyceride và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Dầu hướng dương giàu oleic
Dầu hướng dương chứa chất béo không bão hòa là lựa chọn lành mạnh hơn so với một số loại dầu ăn khác. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các chất béo không bão hòa này chủ yếu bao gồm acid béo Omega-6, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Omega-6 cần thiết cho cơ thể chúng ta, nhưng sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến viêm và các vấn đề sức khỏe khác.
May mắn thay, dầu hướng dương giàu oleic cung cấp một giải pháp, có ưu điểm là có hàm lượng Omega-6 thấp hơn cùng với nồng độ acid oleic cao. Sự kết hợp này giúp dầu hướng dương giàu oleic thành một lựa chọn lành mạnh, có thể dùng để xào chảo và áp chảo, cũng như thay thế bơ trong nướng bánh.
4. Dầu mè
Dầu mè là một nguồn chất chống oxy hóa và những hợp chất bảo vệ sức khỏe tế bào của bạn. Loại dầu này cũng có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như xơ vữa động mạch. Thậm chí có nghiên cứu cho thấy dầu mè có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến thoái hóa khớp.
Hương vị hạt phỉ đặc trưng khiến cho loại dầu này ít linh hoạt hơn trong nấu ăn và nướng bánh, tuy nhiên nó vẫn có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau và mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
5. Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng giàu acid oleic, một đặc điểm có trong nhiều loại dầu tốt sức khỏe. Ngoài ra, dầu đậu phộng còn là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, mang lại đặc tính chống oxy hóa hiệu quả. Chứa chất béo không bão hòa, có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là dầu đậu phộng cũng chứa acid béo omega-6 gây viêm. Sử dụng quá nhiều omega-6 trong khi thiếu omega-3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế nguồn chất béo omega-6. Mặc dù vậy, với thành phần dinh dưỡng của nó, việc sử dụng dầu đậu phộng trong chế độ ăn uống vẫn mang lại lợi ích, miễn là bạn cân bằng nó với các nguồn omega-6 khác.
Bình luận của bạn