Giúp con trẻ kiểm soát cân nặng và sức khỏe

Phòng ngừa béo phì ở trẻ cần thay đổi từ chế độ ăn, tập luyện đến sinh hoạt

Phòng ngừa béo phì cho trẻ vào dịp nghỉ Hè

Chế độ ăn Địa Trung Hải làm chậm các dấu hiệu lão hóa não ở người béo phì

Bé trai thừa cân có nguy cơ vô sinh trong tương lai

6 lối sống tăng nguy cơ vô sinh

Bình sữa cho bé: Nên chọn bình nhựa hay thủy tinh?

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo, trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn, đái tháo đường type 2, bệnh tim và nhiều bệnh mạn tính khác. Để trẻ phát triển khỏe mạnh với trọng lượng lý tưởng, các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào chế độ ăn và tập luyện của trẻ. Trong khi đó, những thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có tác động không nhỏ tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con.

Mùa hè sắp kết thúc, để tạo động lực cho trẻ quay trở lại trường với sức khỏe tốt, cha mẹ có thể áp dụng một vài gợi ý sau đây từ CDC Mỹ:

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ nhỏ, trẻ ở tuổi vị thành niên đều cần ngủ nhiều hơn người trưởng thành. Thiếu ngủ không chỉ khiến năng suất học tập suy giảm, mà còn có mối liên hệ mật thiết với bệnh béo phì ở trẻ. Nguyên nhân là khi ngủ không đủ giấc, con người sẽ ăn nhiều và lười vận động hơn. Cha mẹ cần giúp con sắp xếp thời gian biểu khoa học, sao cho trẻ ngủ tối thiểu 9 tiếng/ngày.

Hạn chế thời gian "ôm" điện thoại, TV

Không nên để trẻ dành quá nhiều thời gian dán mắt vào thiết bị điện tử

Không nên để trẻ dành quá nhiều thời gian "dán mắt" vào thiết bị điện tử

Trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị màn hình không chỉ có giấc ngủ kém, mà còn dễ tăng cân. Điểm số và sức khỏe tinh thần của trẻ cũng sụt giảm đáng kể. Cha mẹ nên có chiến lược giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với điện thoại, máy tính, TV quá lâu. Thời gian rảnh nên được dùng cho các sở thích cá nhân, hoạt động gia đình, để ngủ đủ giấc hoặc tập thể dục.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Ngay từ sớm, trẻ ở tuổi học đường cần có những thói quen ăn uống lành mạnh. Đây là nền tảng cho sức khỏe của trẻ sau này.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt; Ưu tiên ăn thịt nạc, thịt gia cầm, cá và hạt họ đậu để bổ sung protein. Chế độ ăn không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo. Nên cho trẻ uống nhiều nước thay vì lạm dụng nước ngọt, đồ uống chứa nhiều đường.

Hàng ngày, cha mẹ nên khuyến khích con ăn sáng, ăn trưa lành mạnh dù là ở nhà hay ở trường. Làm gương cho trẻ là biện pháp tốt nhất để con tuân thủ và giữ những thói quen tốt lâu dài.

Hạn chế đồ ăn vặt nhiều muối - đường - chất béo

Thay thế đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt bằng những thực phẩm lành mạnh như trái cây

Thay thế đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt bằng những thực phẩm lành mạnh như trái cây

Ở tuổi ăn tuổi lớn, cha mẹ không nên cấm cản trẻ thưởng thức các món ăn nhẹ hàng ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa lượng chất béo bão hòa, đường phụ gia và muối quá cao. Đây là 3 thành phần có hại cho sức khỏe, dễ gây ra các bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Thay vào đó, bữa ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ có thể là: Một quả táo hoặc chuối; Quả mọng ăn cùng sữa chua không đường.

Giúp con có thói quen vận động đều đặn

Không chỉ là biện pháp giải trí lành mạnh, vận động đều đặn còn giúp trẻ có hệ cơ và xương khỏe mạnh; Góp phần giảm huyết áp; Giảm nguy cơ trầm cảm; Duy trì cân nặng và giảm tỷ lệ mỡ. Ngoài ra, với trẻ ở tuổi học đường, tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ.

Theo khuyến cáo, trẻ từ 6 đến 17 tuổi nên vận động ít nhất 60 phút/ngày. Lựa chọn gồm các môn aerobic giúp làm tăng nhịp tim; Chạy nhảy giúp tăng mật độ xương; Hay leo trèo, chống đẩy giúp tăng sức cơ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ