Lý do khiến phụ nữ mất ngủ thường xuyên hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ mất ngủ nhiều hơn nam giới, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe

Thực phẩm bổ mắt, tốt cho thị lực của trẻ

Tập thể dục 2-3 lần/tuần giúp đẩy lùi nguy cơ mất ngủ

Mất ngủ có nguy hiểm không?

Lời khuyên về ăn uống từ chuyên gia nghiên cứu nhịp sinh học

Đây là kết quả nghiên cứu phân tích tổng quan của một nhóm các nữ chuyên gia tại Đại học Harvard, Stanford (Mỹ) và Southampton (Anh), được đăng tải trên tạp chí Sleep Medicine Reviews. Dựa trên các báo cáo học thuật trong 10 năm qua, họ phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ mất ngủ cao hơn nam giới gần 60%. phụ nữ tự đánh giá chất lượng giấc ngủ kém, đồng thời có nhiều đêm ngủ không ngon hơn nam giới.

Ngược lại, nam giới không có giai đoạn ngủ sâu dài như phụ nữ. Phái mạnh cũng có xu hướng là “cú đêm” nhiều hơn, dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Sau nhiều thí nghiệm sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, giữa hai giới có sự khác biệt về đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học của cơ thể. Đây là chu kỳ 24 giờ có trách nhiệm điều chỉnh nhiều chức năng như thân nhiệt, giấc ngủ, hormone, chức năng tiêu hóa, khả năng tập trung tinh thần…

Cơ thể phản ứng với các tín hiệu từ môi trường để hạ thân nhiệt, tiết ra hormone melatonin làm cơ thể buồn ngủ, chuẩn bị cho giấc ngủ ngon.

Đồng hồ sinh học chạy nhanh ảnh hưởng tới chu kỳ thức - ngủ, điều chỉnh hormone cũng như chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ

Đồng hồ sinh học chạy nhanh ảnh hưởng tới chu kỳ thức - ngủ, điều chỉnh hormone cũng như chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ

Nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng, cơ thể phụ nữ tiết ra melatonin sớm hơn nam giới. Thân nhiệt ở phái nữ cũng có xu hướng tương tự (đạt thân nhiệt cao nhất sớm hơn).

TS. Renske Lok – chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Stanford, tác giả nghiên cứu nhận định: “Sự khác biệt 6 phút tưởng chừng là nhỏ, nhưng lại tạo ra tác động đáng kể”. Thử tưởng tượng một người đeo chiếc đồng hồ liên tục chạy sai 6 phút, sau nhiều ngày, nhiều năm, nhiều tháng sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn giữa đồng hồ sinh học và các tín hiệu từ môi trường (ngày hay đêm). Độ chênh lệch giữa đồng hồ sinh học và chu kỳ thức ngủ của phụ nữ lớn hơn 5 lần so với nam giới.

Cũng theo TS. Lok, nhịp sinh học bị xáo trộn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng nhận thức. Chất lượng giấc ngủ kém còn làm tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm – các vấn đề tâm lý phổ biến gấp 2 lần ở phụ nữ.

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị mất ngủ thường xuyên. Tỷ lệ phụ nữ gặp chứng rối loạn ăn uống liên quan tới giấc ngủ cao hơn 4 lần, khiến nhiều người ăn liên tục về ban đêm. Phụ nữ cũng thường mắc hội chứng chân không yên khi ngủ, liên quan tới tình trạng thiếu sắt gây tê bì chân.

Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tham khảo các biện pháp:

- Hạn chế xem điện thoại, TV trong vòng 1 tiếng trước giờ ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học trong não.

- Dành 5-10 phút trước khi ngủ để viết nhật ký, trút bỏ những suy nghĩ, lo âu làm phiền não bộ.

- Tránh dùng đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa.

- Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, đảm bảo thông khí tốt.

- Hạn chế dùng đồ uống có cồn vào buổi tối.

- Bổ sung vitamin D, kẽm và magne qua chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất.

 
Quỳnh Trang (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp