Người có những yếu tố nào thì dễ đột quỵ?

Những yếu tố nguy cơ từ lối sống, các bệnh lý chuyển hóa... làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Ăn hạt bí ngô có thể giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ

Hạt vi nhựa có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

“Điểm mặt” những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và cách phòng ngừa

Caffeine trong trà và cà phê giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ?

Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) vừa cập nhật Hướng dẫn Phòng ngừa Đột quỵ nguyên phát 2024. Đây là tài liệu giúp xây dựng các chiến lược dự phòng đột quỵ ở người chưa từng có tiền sử đột quỵ trước đây.

So với phiên bản năm 2014, hướng dẫn lần này cập nhật những loại thuốc mới vừa giúp điều trị đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao vừa giảm nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, đây là hướng dẫn đầu tiên chỉ ra những yếu tố nguy cơ cụ thể dẫn đến đột quỵ ở phụ nữ.

Theo đó, phụ nữ dễ gặp đột quỵ nguyên phát khi có các đặc điểm sau:

- Từng bị tiền sản giật trong thai kỳ.

- Từng gặp các biến chứng thai kỳ khác, trong đó có sinh non.

- Mắc lạc nội mạc tử cung.

- Dùng thuốc tránh thai đường uống.

- Bị suy buồng trứng sớm (trước tuổi 40).

- Mãn kinh sớm (trước 45 tuổi).

- Gặp các triệu chứng vận mạch nghiêm trọng như bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh.

- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế chứa estrogen để điều trị mãn kinh sau tuổi 60 (tức là hơn 10 năm sau khi mãn kinh tự nhiên).

- Sử dụng estrogen khi chuyển đổi giới tính.

Theo ASA, mỗi năm tại Mỹ có hơn 500.000 người bị đột quỵ lần đầu. Ước tính 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được nhờ các biện pháp tầm soát từ sớm và lối sống lành mạnh. Trong đó, 8 yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ với dân số nói chung:

- Chế độ dinh dưỡng kém.

- Hút thuốc lá.

- Lười vận động.

- Thừa cân.

- Chất lượng giấc ngủ kém.

- Cholesterol trong máu cao.

- Tăng huyết áp.

- Tăng đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập thể dục giúp dự phòng nguy cơ đột quỵ từ sớm

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập thể dục giúp dự phòng nguy cơ đột quỵ từ sớm

Để dự phòng đột quỵ nguyên phát từ sớm, hướng dẫn của ASA đưa ra một số khuyến nghị về chế độ ăn uống và sinh hoạt như:

- Thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải, ăn nhiều trái cây, rau củ, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và dầu olive. Sử dụng chế phẩm từ sữa, trứng, cá và thịt gà ở mức hạn chế, ngay cả khi bạn không có các yếu tố nguy cơ nói trên.

- Hoạt động thể chất tối thiểu 150 phút/tuần với các bài tập aerobic cường độ trung bình, hoặc 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao.

- Ngủ đủ giấc.

- Cai thuốc lá.

- Kiểm soát tốt chỉ số cholesterol, huyết áp và đường huyết.

Ngoài ra, hướng dẫn của ASA còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay từ tuổi 30. Những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, hơn 16% số ca xảy ra ở người trẻ 15 - 49 tuổi.

 

Ngày 29/10 hằng năm được chọn là Ngày Đột quỵ Thế giới nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ. Chiến dịch Ngày Đột quỵ Thế giới năm nay sử dụng tinh thần thể thao để nâng cao nhận thức về đột quỵ, thúc đẩy chúng ta hành động mỗi ngày để khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

 
Quỳnh Trang (Theo Fortune)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch