Ăn thừa natri là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật.
Giảm lượng natri ăn vào giúp kiểm soát và hạ huyết áp hiệu quả
6 thực phẩm ít natri tốt cho tim
Natri trong máu thấp làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức?
Đừng nhầm lẫn tăng natri máu và mất nước!
Dư thừa natri được xem là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn sức khỏe khác.
Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học thường niên của Trường Đại học Tim mạch Mỹ, trung bình người mắc bệnh tim mạch tiêu thụ 3.000 mg natri mỗi ngày, cao hơn gấp đôi mức khuyến nghị 1.500 mg của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).
Bà Elsie Kodjoe, Bác sĩ nội trú Y khoa Tim mạch tại Bệnh viện Khu vực Piedmont Athens ở Athens, Georgia (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này tập trung vào nhóm người có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lượng natri dư thừa. Bởi đây là nhóm có khả năng tiếp cận những thông tin về chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, gần 90% người tham gia nghiên cứu vẫn tiêu thụ quá nhiều natri, cho thấy thách thức trong việc thay đổi thói quen ăn uống.
Có nhiều lý do khiến việc cắt giảm lượng natri mỗi ngày trở nên khó khăn, bao gồm:
1. Sự phổ biến của natri
Ngoài muối, natri còn có nhiều trong nước mắm, nước tương, bột canh, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghiệp, khiến việc hạn chế trở nên khó khăn.
2. Thói quen ăn uống
Natri có khả năng kích thích vị giác, khiến thức ăn trở nên ngon miệng hơn. Nhiều người đã quen với hương vị mặn do natri mang lại, khiến việc thay đổi khẩu vị trở nên thách thức.
3. Yếu tố tâm lý
Tiến sĩ Susan Albers-Bowling, chuyên gia tâm lý học tại Phòng khám Cleveland (Mỹ), giải thích rằng việc thay đổi hành vi, bao gồm cả chế độ ăn uống, có thể khó khăn do não bộ có xu hướng duy trì thói quen hiện tại.
4. Thiếu động lực
Một số người có thể cảm thấy nản lòng hoặc thiếu quyết tâm khi cố gắng giảm lượng natri, đặc biệt là khi đối mặt với những khó khăn và cám dỗ.
5. Thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm
Thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm thường khó hiểu và không được nhiều người chú ý.
Theo bác sĩ Kodjoe, việc kiểm soát lượng natri nạp vào là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, không chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Để giảm lượng natri nạp vào mỗi ngày, Bác sĩ Kodjoe đề xuất các mẹo sau:
- Cố gắng tránh thực phẩm “siêu chế biến”, tự nấu ăn tại nhà khi có thể.
- Đọc nhãn thực phẩm khi đi mua sắm tạp hóa và cố gắng tránh các sản phẩm có hơn 140 miligam natri mỗi khẩu phần.
- Giảm lượng natri thêm vào khi nấu ăn; xem xét sử dụng gia vị, thảo mộc và các loại gia vị khác để tạo hương vị cho món ăn thay thế.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Hạn chế tiêu thụ natri là một nỗ lực chung đòi hỏi sự thay đổi thói quen cá nhân và sự hỗ trợ từ chính sách. Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số sản phẩm chế biến sẵn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, nhằm khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe.
Đồng thời đây cũng là cơ sở để người sử dụng có thêm cơ sở để lựa chọn, sử dụng các thực phẩm giảm natri, góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 3.360 mg natri/ngày (tương đương với 8,4g muối/ngày), cao gần gấp 2 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế Giới (Theo Kết quả Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021).
Những thực phẩm phổ biến nhất có nhiều natri được tiêu thụ "hằng tuần" tại Việt Nam là: đồ ăn nhẹ có vị mặn; thực phẩm chế biến sẵn, tiện lợi và các món ăn tổng hợp; bánh mì, các sản phẩm bánh mì và bánh mì giòn; thịt đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá và các loại tương tự.
Bình luận của bạn