Chế độ dinh dưỡng bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón

Phụ nữ mang thai tập thể dục như thế nào?

Bà bầu chảy máu chân răng phải làm sao?

Các thực phẩm màu trắng bà bầu nên hạn chế ăn

6 cách giảm đau tự nhiên cho bà bầu khi chuyển dạ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi bà bầu nên tăng thêm 6 - 7kg để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển thai nhi. Ở giai đoạn này, nếu bạn ăn nhiều cùng một lúc sẽ gây tức bụng, ợ nóng và khó tiêu hóa, bởi vậy khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau 2 - 3 tiếng để thuận lợi cho quá trình hấp thụ. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ:

1. Thực phẩm chứa chất béo

Các bà bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh trong thực đơn để hỗ trợ quá trình mang thai và chuẩn bị cho con bú. Chất béo giúp cơ thể hấp thu lượng vitamin cần thiết, đồng thời giúp cho não và hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh. Chất béo có trong dầu oliu, bơ, các loại hạt, đậu tự nhiên, nhưng cần hạn chế các chất béo bão hòa từ kem, khoai tây chiên, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ...

2. Thực phẩm chứa chất đạm (protein)

Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt... Protein cần thiết trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nó giúp cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là nguồn sữa mẹ và giúp cho thai nhi phát triển đầy đủ.

3. Thực phẩm chứa chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc, bánh mỳ, đậu, bắp, khoai lang, các loại hoa quả... Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên bổ sung chất xơ 25 - 35gr/ngày, bởi táo bón là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn 3 của thai kỳ và là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ

4. Thực phẩm chứa nhiều calci

Đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện việc phát triển xương, bởi vậy chế độ ăn hàng ngày của bà bầu cần cung cấp đầy đủ calci để chuyển sang cho con, đồng thời giữ huyết áp ổn định và giảm nguy cơ sinh non. Thực phẩm chứa nhiều calci bao gồm sữa chua ít béo, sữa, tôm, cua, rau xanh, đậu nành...

5. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Các loại thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, đậu nành, rau xanh... 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần một khối lượng máu lớn để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời dự trữ cho quá trình vượt cạn, bởi lúc sinh con sẽ mất rất nhiều máu. Vì vậy các mẹ cần phải đặc biệt chú ý bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

6. Thưc phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, cam, chanh... Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và giúp cơ thể hấp thụ sắt. Lượng vitamin C cần thiết trong giai đoạn này khoảng 85 mg/ngày, các bà bầu không thể bỏ qua.

7.  Uống đủ nước

Bà bầu nên uống 2 - 2,5l nước mỗi ngày. Uống nhiều nước khi mang thai giúp cơ thể có đủ lượng nước ối cần thiết, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bó và có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. bà bầu nên uống nước thành những ngụm nhỏ, uống nhiều lần để tránh gây áp lực quá tải cho thận.

Cùng với chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối hợp lý, các bà bầu cũng nên đi khám thai định kỳ và uống thuốc bổ sung theo sự chỉ dẫn của bác sỹ để cung cấp đầy đủ các chất cho mẹ và bé.

Ngọc Hoa H+

Thực phẩm chức năng viên bổ sung PreIQ với công thức kết hợp Omega-3, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tăng cường sức khỏe cho quá trình mang thai, phòng chống loãng xương, giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: Số 1240/2013/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng