Xương cần được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu như calci, magne, phospho...
Dược thực phẩm dự phòng loãng xương: Chiết xuất thực vật (P.1)
Bảo vệ xương khớp bàn tay khi dùng smartphone
Podcast: Thực hư ăn đậu bắp giúp làm trơn khớp
Lợi ích của nước hầm xương với hệ tiêu hoá
Calci
Khái niệm “nutraceutical” kết hợp hai từ “nutrient” (chất dinh dưỡng) và “pharmaceutical” (dược phẩm) được dùng cho việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm hoặc thành phần tự nhiên để ngăn ngừa bệnh lý hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc.
90% lượng calci tập trung ở xương và răng dưới dạng muối. Khoáng chất này cần thiết cho sự hình thành và tăng trưởng của xương, quá trình khoáng hóa xương và giúp mật độ xương đạt đỉnh ở tuổi vị thành niên.
Với người bệnh loãng xương, bổ sung calci cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của thuốc bisphosphonate.
Chế độ ăn quá nhiều muối natri, acid oxalic và acid phytic trong một vài thực phẩm có thể ức chế khả năng hấp thụ calci. Ngoài ra, cần phối hợp bổ sung vitamin D để cơ thể hấp thụ calci hiệu quả, dự phòng loãng xương.
Magne
Khoảng 60% lượng magne trong cơ thể có ở trong xương. Giống như calci, tăng hấp thu magne ở ruột giúp duy trì nồng độ trong máu và đảm bảo một số chức năng của cơ thể. Magne hỗ trợ bảo vệ bộ xương khỏi giải phóng các cytokine gây viêm, kích thích quá trình mất xương. Thiếu hụt magne sẽ tăng hoạt động của hủy cốt bào, tế bào tiết ra enzyme tiêu hủy chất nền xương, giảm độ cứng của xương.
Cần lưu ý bổ sung magne có mức có thể cản trở quá trình tinh thể hydroxyapatite, dạng khoáng chất tự nhiên của calci, dẫn đến giảm khối lượng xương.
Phospho
Phospho kết hợp với calci để hình thành cấu trúc hydroxyapatite trong xương, giúp xương cứng cáp. Tuy nhiên, cần bổ sung phospho và calci ở mức độ cân bằng. Lượng phospho quá cao trong khi bổ sung calci không đủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có loãng xương.
Kali
Kali giúp duy trì môi trường kiềm, giúp cân bằng các acid nội sinh được tạo ra khi ăn thực phẩm có tính acid. Cơ chế này giúp bảo tồn calci trong xương, ngăn ngừa mất xương. Kali còn cần thiết với quá trình sản xuất collagen và chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động để hấp thụ calci và tái tạo xương. Chế độ ăn với thực phẩm giàu kali như rau củ quả có thể hỗ trợ dự phòng loãng xương.
Sắt
Sắt không phải là khoáng chất chính tham gia trực tiếp vào việc hình thành hoặc duy trì cấu trúc xương, nhưng là sự hỗ trợ đắc lực trong bảo vệ sức khỏe xương. Sắt hỗ trợ hoạt động của enzyme và protein liên quan đến hoạt động của tạo cốt bào – các tế bào chịu trách nhiệm hình thành xương. Cơ thể cần được cung cấp lượng sắt vừa đủ để duy trì cân bằng trong quá trình tái tạo xương.
Kẽm
Ước tính có khoảng 20% dân số có nguy cơ thiếu kẽm đi kèm vấn đề loãng xương. Kẽm giúp kích thích tạo cốt bào, hỗ trợ tổng hợp collagen, hình thành và tái tạo mô xương.
Boron
Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ boron tập trung chủ yếu trong xương, nhưng vi khoáng này đem lại tác động tích cực khi kết hợp với các khoáng chất cần thiết cho xương như calci, magne và vitamin D. Boron còn giúp tăng mức độ estrogen và testosterone, hai hormone có vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương.
Đồng
Đồng tham gia vào quá trình hình thành sợi collagen, giúp tăng tính đàn hồi và bền chắc của xương. Khoáng chất này còn hỗ trợ các enzyme chống oxy hóa trong cơ thể, bảo vệ xương khỏi các gốc tự do.
Bình luận của bạn