Nước ép cà chua bổ dưỡng thế nào?

Nước ép cà chua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách

5 loại nước ép giúp tăng số lượng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nguy cơ suy thận vì thói quen uống nước sai cách

Nước ép “giải ngấy” ngày Tết

Các loại nước ép giúp bạn tăng cường miễn dịch khi ốm

Giá trị dinh dưỡng của nước ép cà chua

Giống như các món nước ép rau củ quả khác, nước ép cà chua là thức uống giúp bổ sung nước lành mạnh, ít calo. Trong cà chua có chứa chất chống oxy hóa lycopene.

Nghiên cứu chứng minh rằng, lycopene có tiềm năng cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các bệnh mạn tính.

Bảo vệ tim mạch

Cụ thể, lycopene có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa trong thành mạch máu. Dưỡng chất thực vật này còn giúp ngăn ngừa các tiểu cầu tập kết thành cục máu đông, đồng thời cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp. Các cơ chế này cho thấy bổ sung lycopene vào chế độ ăn uống giúp phòng ngừa nhiều vấn đề liên quan tới tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến

Nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy, lycopene trong cà chua giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Đái tháo đường type 2

Nước ép cà chua có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu

Nước ép cà chua có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu

Lycopene có khả năng giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Hàm lượng kali, magne và vitamin C dồi dào trong nước ép cà chua còn góp phần giảm tình trạng stress oxy hóa và viêm mạn tính – 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Nước ép cà chua không chứa nhiều đường, sau khi uống không làm đường huyết tăng lên đột ngột. Một thí nghiệm quy mô nhỏ còn cho thấy, uống 1 ly nước ép cà chua khoảng 30 phút sau khi ăn còn giúp ổn định đường huyết.

Bên cạnh lycopene, nước ép cà chua chứa nhiều vitamin (C, A, B1, B3, B6, B9) cùng các chất điện giải natri, magne, kali. Uống nước ép cà chua giúp giải khát, đồng thời còn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

Ai không nên uống nước ép cà chua?

Dù có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng nên thưởng thức nước ép cà chua. Một số sản phẩm nước ép cà chua đóng chai có hàm lượng natri khá cao, khoảng 800mg/một cốc 240ml. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người trưởng thành không nên nạp vào cơ thể quá 2300mg natri mỗi ngày. Chế độ ăn thừa natri có thể làm tăng huyết áp, kéo theo nguy cơ mắc bệnh thận, suy tim sung huyết, đột quỵ…

Trái lại, nước ép cà chua giàu kali. Bổ sung quá nhiều chất điện giải này có thể tương tác với thuốc điều trị huyết áp (thuốc lợi tiểu giữ kali và thuốc ức chế men chuyển), làm nồng độ kali trong máu tăng quá cao.

Nước ép cà chua cũng có tính acid tự nhiên. Vì thế, thức uống này không phù hợp với người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Người đang bị ợ nóng do trào ngược nên hạn chế uống nước ép cà chua.

Lưu ý khi thưởng thức nước ép cà chua

Có thể chế biến nước ép cà chua kết hợp với cà rốt, táo

Có thể chế biến nước ép cà chua kết hợp với cà rốt, táo

Khi tự làm nước ép cà chua tại nhà, bạn có thể kiểm soát lượng đường và muối trong sản phẩm. Sử dụng máy ép thông thường (ép không dùng nhiệt, ép chậm) giúp cà chua có màu đẹp, hương vị thơm ngon hơn. Dù vậy, sử dụng máy ép nhiệt hoặc ép cà chua đã nấu chín cũng có lợi ích: Nhiệt độ giúp cơ thể hấp thụ lycopene dễ dàng hơn. Thêm một chút dầu olive vào nước ép cà chua cũng cải thiện tăng lợi ích sức khỏe của lycopene.

Cà chua có thể kết hợp với đa dạng rau củ quả như cà rốt, cần tây, táo hay dưa hấu giàu lycopene không kém… để tạo thành các món nước ép giàu vitamin. Bạn có thể uống nước ép cà chua hàng ngày, nhưng người mắc hội chứng ruột kích thích không nên dùng khi đói.

 
Quỳnh Trang (Theo GoodRx)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng