Nên làm gì khi chỉ số cholesterol trong máu tăng cao?

Cholesterol tăng cao kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người bị cholesterol cao có cần tránh ăn các loại thịt đỏ?

6 thói quen hàng ngày giúp giảm mức cholesterol tự nhiên

Nước cam có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp

Biện pháp làm tăng “cholesterol tốt” HDL đơn giản

Tăng cholesterol máu là tình trạng diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số cholesterol toàn phần trên 240mg/dL (6,2mmol/L) cho thấy tình trạng tăng cholesterol máu.

Nguồn cholesterol đến chủ yếu từ chế độ ăn uống. Ngoài ra, tăng cholesterol máu có nguy cơ cao xảy ra ở người bệnh đái tháo đường type 2, béo phì, hút thuốc lá, lười vận động hoặc do tiền sử gia đình.

Tùy vào các chỉ số mỡ máu thành phần khác, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán mức độ tăng cholesterol và phác đồ can thiệp phù hợp cho bạn. Theo BS Pankaj Lal, chuyên khoa Tim mạch tại Trung tâm Capital Cardiac Care (Mỹ), bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm chỉ số cholesterol, kiểm soát mỡ máu lâu dài:

Tập thể dục

Tập thể dục là biện pháp quan trọng giúp giảm chỉ số cholesterol

Tập thể dục là biện pháp quan trọng giúp giảm chỉ số cholesterol

Thói quen vận động thể chất giúp tăng chỉ số HDL cholesterol. Đây là thành phần “cholesterol tốt” giúp vận chuyển chất béo có nguy cơ làm tắc nghẽn thành mạch ra khỏi mạch máu.

BS. Lal gợi ý, bạn nên thực hiện các bài tập giúp cải thiện sức khỏe tim phổi, làm tăng nhịp tim như đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe. Ngoài ra bạn có thể bơi lội, tham gia các lớp aerobic theo sở thích.

Theo khuyến nghị, bạn nên dành tối thiểu 150 phút mỗi tuần cho các bài tập cường độ trung bình. Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể chia nhỏ thành 20-30 phút tập mỗi ngày, tùy theo thể trạng và tư vấn của bác sĩ điều trị.

Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, da gà và một số chế phẩm từ sữa nguyên kem. Chế độ ăn uống quá nhiều dạng chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng chất béo không nên chiếm quá 6% tổng lượng calorie trong bữa ăn hàng ngày.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử thực hiện những thay đổi nhỏ sau: Chọn các phần thịt nạc, thịt gà trắng; Nấu ăn với dầu olive; Chọn các chế phẩm từ sữa ít béo.

Ăn nhiều rau củ quả

Chế độ ăn cho người mỡ máu cao nên có nhiều rau củ quả giàu chất xơ

Chế độ ăn cho người mỡ máu cao nên có nhiều rau củ quả giàu chất xơ

Rau củ quả không chỉ là nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn bổ sung các chất xơ hỗ trợ kiểm soát cholesterol. Trong đó, chất xơ hòa tan giúp bạn thải cholesterol ra ngoài theo đường tiêu hóa. Cam, táo, lê, cà rốt, khoai lang, bắp cải… là những thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người tăng cholesterol máu.

Dùng thuốc hạ mỡ máu đúng chỉ định

Khi bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện liên tục 6 tháng mà không nhận thấy chỉ số cholesterol cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc hạ mỡ máu. Nhóm thuốc này cần uống đều đặn hàng ngày, đúng liều để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Theo dõi huyết áp

Tình trạng huyết áp tăng cao gây áp lực lên các thành mạch máu, khiến mạch máu xơ cứng và có nguy cơ hình thành mảng xơ vữa cao hơn. BS. Lal khuyến nghị, khi được chẩn đoán tăng cholesterol máu, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống và tập thể dục để ổn định huyết áp.

Cai thuốc lá

Người hút thuốc lá được chẩn đoán mỡ máu cao nên cai thuốc càng sớm càng tốt. Nghiên cứu cho thấy, người nghiện thuốc lá thường có chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao, trong khi HDL cholesterol lại giảm thấp. Khói thuốc cũng làm tăng hiện tượng viêm trong mạch máu, góp phần dẫn tới tích tụ mảng bám. 

 
Quỳnh Trang (Theo Eatingwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng