Vì sao bệnh nhân phẫu thuật thay khớp ngày càng trẻ hóa tại Mỹ?

Các bệnh liên quan đến xương khớp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Podcast: Vì sao bệnh lý cơ xương khớp ngày càng trẻ hóa?

Viêm xương khớp được điều trị như thế nào?

Podcast: Người trẻ mắc cơ xương khớp, đau vai gáy vì thói quen ngồi nhiều

Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân dẫn đến phẫu thuật thay khớp ở người trẻ?

Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, khiến nhiều người trẻ tại Mỹ lựa chọn phẫu thuật thay khớp để duy trì lối sống năng động. Thay vì chấp nhận giới hạn bởi cơn đau khớp, họ tìm cách giải quyết vấn đề để tiếp tục tận hưởng các hoạt động yêu thích như trượt tuyết, đi bộ đường dài hay chơi pickleball,...

Carol Pope, 37 tuổi, một nhà văn viết về tài chính cá nhân kiêm vận động viên chạy bộ tại Lakeland, Florida (Mỹ), là một ví dụ điển hình. Vào tháng 1/2024, khi đang tham gia một giải chạy bán Marathon, một cơn đau dữ dội dọc theo lưng và chân xuất hiện đã khiến cô phải vất vả để hoàn thành cuộc đua. Tưởng chừng mọi chuyện đã chấm dứt, nhưng cơn đau ngay sau đó đã quay trở lại và lan rộng ra các vùng xung quanh. Cô đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán viêm xương khớp, điều này đồng nghĩa với việc cô phải từ bỏ đam mê chạy bộ của mình.

Carol Pope cho biết sở thích này có ý nghĩa rất lớn đối với cô, việc không thể tiếp tục nó mang lại nỗi buồn sâu sắc tương tự như khi mất đi một người thân yêu. Vì vậy, cô đã quyết định phẫu thuật thay khớp háng và dự kiến sẽ được phẫu thuật vào cuối tháng 9 năm nay.

Carol Pope, một người đam mê chạy bộ, lần đầu tiên cảm thấy đau ở khớp háng tại điểm xuất phát của một cuộc chạy bán marathon vào tháng 1/2024.

Carol Pope, một người đam mê chạy bộ, lần đầu tiên cảm thấy đau ở khớp háng tại điểm xuất phát của một cuộc chạy bán marathon vào tháng 1/2024.

Tiến sĩ Ran Schwarzkopf, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Y tế Langone Health, Đại học New York (Mỹ), chia sẻ: "Trước đây, người ta thường chấp nhận sống chung với cơn đau khớp. Nhưng giờ đây, bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng muốn chủ động tìm giải pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống."

Ngoài những lý do liên quan đến chấn thương khớp trong sinh hoạt hàng ngày hay thể dục cường độ cao như của Pope, béo phì cũng đang là một trong những nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người Mỹ trẻ tuổi phải phẫu thuật thay khớp. Cân nặng dư thừa gây áp lực lớn lên các khớp, dẫn đến thoái hóa khớp sớm. Thực tế, số ca thay khớp háng và gối ở nhóm tuổi 45-64 tại Mỹ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Cụ thể, dữ liệu từ Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Chăm sóc Y tế thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017, số ca phẫu thuật thay khớp hông nội trú ở nhóm tuổi từ 45 đến 64 đã tăng 211%, và số ca phẫu thuật thay khớp gối nội trú cũng tăng 240%. Mặc dù, có sự gia tăng về số ca phẫu thuật thay khớp ở nhóm tuổi từ 65 đến 84, nhưng mức tăng không cao bằng so với nhóm tuổi từ 45 đến 64.

Thay khớp: Biện pháp cuối cùng

Nhờ những tiến bộ trong công nghệ vật liệu, các ca phẫu thuật thay khớp ngày nay đã an toàn và hiệu quả hơn. Các cấy ghép nhân tạo hiện đại có tuổi thọ cao hơn, giúp bệnh nhân trẻ tuổi có thể sớm hồi phục và tiếp tục cuộc sống năng động.

Tiến sĩ Antonia Chen, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Brigham and Women, Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi phẫu thuật thay khớp tại bệnh viện của bà đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Điều này cho thấy nhu cầu thay khớp ở nhóm tuổi này đang ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết phẫu thuật thay khớp không phải là giải pháp phòng ngừa mà là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, giảm cân và tiêm corticoid đã thất bại, và cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bởi việc phẫu thuật thay khớp có thể mang theo những rủi ro bao gồm nhiễm trùng, trật khớp hoặc mất ổn định khớp.

Tiến sĩ Kevin Stone, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Phòng khám Stone ở San Francisco (Mỹ), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động thể chất sau phẫu thuật. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng bệnh nhân, đặc biệt là những người trẻ tuổi, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm quá tải khớp mới.

Câu chuyện của Dave Erickson, chủ một phòng tập thể dục ở Sparta, Wisconsin (Mỹ), là một minh chứng cho thấy việc phẫu thuật thay khớp không phải là giải pháp hoàn hảo. Sau ca phẫu thuật thay khớp háng ở tuổi 46, Dave đã rất lạc quan về việc sớm quay trở lại với những bài tập yêu thích của mình. Tuy nhiên, một tai nạn xe đạp chỉ 5 năm sau đó đã khiến mọi kế hoạch của anh đảo lộn. Dave phải trải qua một ca phẫu thuật chỉnh sửa và từ đó, khả năng vận động của chân phải đã bị hạn chế đáng kể.

Điều này cho thấy, ngay cả khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân vẫn có thể đối mặt với những rủi ro và hạn chế trong tương lai. Do đó, việc lựa chọn phẫu thuật thay khớp cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân và tư vấn của bác sĩ.

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa thoái hóa khớp?

Trên thực tế, thoái hóa khớp là tiến trình tự nhiên nên gần như khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn biết cách phòng ngừa thoái hóa khớp thì sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa diễn ra. Dưới đây là những biện pháp được các chuyên gia, bác sĩ gợi ý:

Duy trì thể trạng cơ thể phù hợp

Người càng có cân nặng cao, áp lực đè lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân. Do vậy biện pháp hàng đầu cần thực hiện để ngăn chặn thoái hoá khớp là giảm cân nếu cân nặng của bạn đang vượt chuẩn.

Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức

Việc rèn luyện thể dục, thể thao ở mức độ phù hợp sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tập gắng sức hoặc đốt cháy giai đoạn có thể vô tình ảnh hưởng đến các lớp sụn mới còn non yếu. Do vậy người trẻ nên chú ý nên chọn cường độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, bắt đầu từ những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng sau đó mới tăng dần lên tùy vào phản ứng của cơ thể.

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Khi cơ thể ở tư thế thẳng, diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt sụn khớp sẽ đạt mức tối đa và lực đè ép sẽ giảm xuống mức tối thiểu giúp bảo vệ các khớp khỏi sự đè ép không mong muốn.

Chế độ dinh dưỡng

Để tăng độ dẻo dai và sức bền, bạn cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho xương, sụn. Một số thói quen dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa thoái hóa xương khớp bao gồm: bổ sung thực phẩm chứa acid omega-3, vitamin D qua chế độ ăn uống, viên nén để có tác dụng giảm đau lâu dài; Giảm bớt những loại thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: thịt gia súc, gan, cá trích, thịt lợn muối; Tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ máu như: bơ, thịt mỡ, xúc xích, dăm bông,...

Thay đổi tư thế thường xuyên

Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt. Tránh nằm quá lâu, ngồi lâu, đứng lâu một tư thế vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Đây được xem là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp do nghề nghiệp, đặc biệt là ở những người lao động trí óc.

 
Việt An (Theo The Wall Street Journal)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp