Bật mí 7 công dụng của bạc hà với sức khỏe

Bạc hà có một vị the mát đặc trưng và chứa nhiều tinh dầu menthol

5 loại trà thảo mộc có thể hỗ trợ bạn trong việc giảm cân

5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

Trà thảo mộc làm dịu cổ họng

Thảo dược hỗ trợ khắc phục tình trạng đau đầu

Giá trị dinh dưỡng của bạc hà

Chi bạc hà (Mentha) có loài cây khác nhau như bạc hà Á (spearmint), bạc hà Âu (peppermint), húng lủi, thậm chí các giống bạc hà có mùi đặc biệt (mùi táo, mùi chocolate). Điểm chung của chúng là hương vị sảng khoái, thường được dùng để làm thơm miệng.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoảng 5gr lá bạc hà Âu tươi chỉ có 4 calorie, 0,25gr chất xơ. Hàm lượng vi chất nổi bật nhất là 136IU vitamin A, đáp ứng được 15% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, trong bạc hà còn chứa một lượng nhỏ mangan, sắt, folate. Đặc biệt, bạc hà chứa nhiều hoạt chất thực vật và tinh dầu thơm như menthol, terpene.

Lợi ích sức khỏe của bạc hà

Loài thảo mộc dân dã này chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Nhờ đó, bạc hà có thể đem lại những công dụng sau đây:

Tăng sức đề kháng

Bạc hà là nguồn chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Bạc hà là nguồn chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Polyphenol và flavonoid là 2 nhóm hợp chất thực vật trong bạc hà có đặc tính chống oxy hóa. Nhờ đó, chúng giúp đẩy lùi các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể, giữ các tế bào khỏe mạnh. Các hoạt chất sinh học trong bạc hà còn giúp giảm viêm, từ đó củng cố hệ miễn dịch.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Bạc hà là hương vị phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc răng, từ kem đánh răng, nước súc miệng tới kẹo cao su. Không chỉ giúp làm thơm miệng, tinh dầu bạc hà còn có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, ngăn ngừa hình thành mảng bám vi khuẩn. Nhờ đó, sử dụng bạc hà có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa nhiều vấn đề răng miệng.

Gia vị tốt cho đôi mắt

Là nguồn vitamin A dồi dào, bạc hà đem lại nhiều lợi ích với đôi mắt. Vitamin A giúp phòng ngừa các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, đồng thời giữ sức khỏe thị lực tốt nhất.

Cải thiện sức khỏe não bộ và giấc ngủ

Thêm bạc hà vào các món salad lành mạnh, giúp cải thiện sức khỏe não bộ

Thêm bạc hà vào các món salad lành mạnh, giúp cải thiện sức khỏe não bộ

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, các hoạt chất thực vật trong bạc hà có tác dụng tích cực với não bộ và giấc ngủ. Một thí nghiệm năm 2021 trên sinh viên đại học cho thấy, thói quen sử dụng bạc hà giúp cải thiện trí nhớ và chất lượng giấc ngủ, đồng thời giảm triệu chứng stress, lo âu.

Giữ đường tiêu hóa khỏe mạnh

Các loài bạc hà, đặc biệt là bạc hà Âu, được chứng minh có tác dụng giãn cơ, từ đó giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Sử dụng bạc hà có lợi cho đa số các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Nghiên cứu còn cho thấy bạc hà còn giúp cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Gia vị có lợi cho sức khỏe tim và chuyển hóa

Nhờ các chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm và đẩy lùi các gốc tự do, bạc hà có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường.

Hỗ trợ cải thiện đường hô hấp

Bạc hà có khả năng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, từ đó có thể đẩy lùi tình trạng viêm mũi, viêm đường hô hấp. Cây bạc hà Âu còn có đặc tính làm long đờm, giúp làm loãng các chất nhầy và giảm ho. Uống trà bạc hà cũng giúp làm dịu cơn đau họng và giảm triệu chứng đau nhức có liên quan đến bệnh viêm xoang.

Cách sử dụng bạc hà để cải thiện sức khỏe

Bạc hà rất dễ chăm sóc và có thể cho thu hoạch lâu dài

Bạc hà rất dễ chăm sóc và có thể cho thu hoạch lâu dài

Bạc hà là gia vị có thể sử dụng đều đặn hàng ngày một cách an toàn, miễn là bạn không bị dị ứng với tinh dầu trong bạc hà. Giá trị dinh dưỡng của các giống bạc hà không khác biệt nhiều so với bạc hà Âu – giống cây được ứng dụng nhiều nhất và dễ tìm mua nhất. Bạn có thể mua hạt về gieo, trồng bạc hà trong chậu tại nhà vào mùa Hè này.

Bạc hà dạng lá tươi hay lá khô đều có thể dùng để pha trà (hãm trong nước sôi). Ngoài ra, bạn còn có thể thái nhỏ lá bạc hà, thêm vào các món salad dưa chuột, pha chế sinh tố và nước ngâm hoa quả giải khát, thậm chí là xốt pesto. Bạc hà còn có thể dùng để tẩm ướp món ăn hoặc gia tăng hương vị cho các món bánh ngọt.

Để đẩy lùi mùi hôi miệng tại nhà, bạn có thể rửa sạch vài lá bạc hà tươi và nhai nát. Tinh dầu bạc hà có thể sử dụng để xông phòng, nhỏ lên gối ngủ hoặc pha loãng, thoa lên da để tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái.

 
Quỳnh Trang (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng