Mất ngủ không chỉ gây mệt mỏi, mà còn khiến bạn tăng cân nhanh hơn.
Mẹo ngủ ngon nào thực sự hiệu quả?
Bài tập tốt nhất ngừa mất ngủ ở người trên 60 tuổi
Đừng chủ quan với chứng mất ngủ kéo dài!
Thêm lý do không nên xem điện thoại trước giờ ngủ
Cảm giác đói và no của cơ thể được kiểm soát bởi hai hormone chính: ghrelin và leptin. Ghrelin (sản sinh ở dạ dày) phát tín hiệu đã đến giờ ăn, trong khi leptin (tiết ra từ các tế bào mỡ) gửi tín hiệu đã no. Chỉ một đêm mất ngủ cũng đủ làm tăng ghrelin và giảm leptin, khiến bạn nhanh đói hơn và cảm thấy không thỏa mãn dù đã ăn.
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng khiến não bộ giảm khả năng tiếp nhận tín hiệu no, đồng thời tăng tiết hormone căng thẳng, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, nhất là những thực phẩm nhiều calo. Trong các nghiên cứu lâm sàng, người trưởng thành khỏe mạnh khi chỉ ngủ 4-5 giờ đã có cảm giác đói tăng rõ rệt và đặc biệt thèm đồ ăn béo, ngọt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự gia tăng cảm giác thèm ăn một cách mạn tính.
Trong một xã hội đề cao sự bận rộn và những đêm thức khuya làm việc, giấc ngủ thường bị coi nhẹ. Nhưng với cơ thể, giấc ngủ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ động, mà là giai đoạn sửa chữa tích cực: não bộ tái lập tín hiệu đói và no, hormone được cân bằng trở lại và quá trình trao đổi chất được ổn định.
Theo TS. Joanna Fong-Isariyawongse, chuyên gia về Thần kinh học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), hơn một phần ba người trưởng thành tại Mỹ thường xuyên ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm. Trong khi đó, gần 75% thanh thiếu niên không đạt mức ngủ khuyến nghị từ 8-10 giờ.
Đặc biệt, các nhóm lao động thiết yếu như y tá, lính cứu hỏa, nhân viên cấp cứu là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do phải làm việc theo ca kíp hoặc lịch trình thay đổi liên tục. Những yếu tố này phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên, làm gia tăng cảm giác thèm ăn, hình thành thói quen ăn uống kém lành mạnh, đồng thời tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên, chỉ cần một hoặc hai đêm ngủ ngon đã có thể giúp cơ thể bắt đầu “sửa chữa” những tác động tiêu cực do thiếu ngủ gây ra. Vì vậy, khi bạn thấy mình thèm đồ ăn vặt sau một đêm ngủ ít, đừng tự trách bản thân. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước mệt mỏi và căng thẳng.
Cách hiệu quả nhất để lấy lại cân bằng không phải là chế độ ăn kiêng hà khắc hay cốc cà phê đậm đặc, mà chính là giấc ngủ. Ngủ đủ không phải là điều xa xỉ, mà là công cụ mạnh mẽ nhất để kiểm soát cảm giác thèm ăn, điều tiết năng lượng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bình luận của bạn