Có nên nghe nhạc khi tập thể dục?

Âm nhạc gây tác động đến việc tập luyện của bạn

5 lý do để bạn chăm tập thể dục hàng ngày

Uống nước sao cho đúng khi tập thể dục trong mùa Hè?

Mách bạn cách để giúp trí não luôn minh mẫn

Nghe nhạc gì để giảm đau?

Giúp bạn tập chăm chỉ hơn

Nghe bài nhạc yêu thích giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn, phấn chấn hơn trong quá trình tập luyện, do đó bạn có thể chạy xa hơn, đạp xe lâu hơn, tập chăm chỉ hơn… mà bạn thường không nhận ra. Nghiên cứu cho thấy nghe âm nhạc khiến bạn quên đi việc bản thân đang phải nỗ lực cao độ trong lúc tập và hoàn thành bài tập tốt hơn.

Giảm đau

Theo các nhà nghiên cứu, dù âm nhạc không thể thay thế cho thuốc điều trị cơn đau mãn tính, nhưng nó có thể khiến bạn tạm quên đi cơn đau nhức thông thường khi tập thể dục. Do đó, âm nhạc có thể giúp bạn vượt qua cảm giác đau nhức để hoàn thành bài tập của mình.

Giảm căng thẳng và lo lắng

Nghiên cứu cho thấy nghe nhạc khi tập thể dục có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Đặc biệt nếu bạn tập yoga, những bài nhạc với tiết tấu chậm và nhẹ nhàng, hoặc nhạc không lời có thể giúp bạn thư giãn trong một thời gian dài.

Tăng cảm giác hạnh phúc

Nghe bài hát yêu thích khiến bạn hạnh phúc hơn

Nghe bài hát yêu thích khiến bạn hạnh phúc hơn

Khi bạn nghe bài hát yêu thích, não của bạn sẽ tăng cường giải phóng dopamine – loại hormone mang lại cảm giác hạnh phúc. Đồng thời, tập thể dục có thể làm tăng mức serotonin trong não (một chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng). Sự kết hợp của hormone dopamine và serotonin giúp bạn cảm thấy thấy hạnh phúc hơn.

Tăng khả năng miễn dịch

Như đã đề cập ở trên, âm nhạc giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng nên có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch. Sở dĩ như vậy vì khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra histamine là hormone làm cho phản ứng dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, căng thẳng mãn tính kéo dài sẽ tạo ra cortisol - hormone chính gây ra căng thẳng. Cortisol tăng cao trong một thời gian dài sẽ có hại cho hệ miễn dịch, suy giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cải thiện sức bền khi chạy

Âm nhạc có thể giúp giữ được tốc độ và thậm chí cải thiện sức bền của bạn. Các bài hát có nhịp độ 140-160 bpm (beat per minute, nghĩa là có bao nhiêu nhịp đập được trong vòng 1 phút) được cho là thích hợp để nghe khi chạy. Lúc này, âm nhạc có thể hoạt động như một máy đếm nhịp, giúp bạn duy trì nhịp độ ổn định.

Lời bài hát có thể là động lực

Với nhiều người, âm nhạc giúp kích thích tâm trạng tốt hơn, nhiều bài hát có khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng rất tốt. Do đó âm nhạc cũng gián tiếp giúp bạn có động lực và cảm hứng hoàn thành tốt bài tập thể dục của mình.

Cảm thấy thời gian trôi nhanh

Hãy chuẩn bị một danh sách bài hát sẽ nghe trong suốt buổi tập luyện

Hãy chuẩn bị một danh sách bài hát sẽ nghe trong suốt buổi tập luyện

Một buổi tập luyện kéo dài có thể khiến bạn chùn bước. Bạn hãy tạo một danh sách bài hát dự kiến sẽ nghe trong thời gian tập luyện, điều này giúp bạn dễ dàng hoàn thành bài tập hơn. Ví dụ, buổi tập luyện 60 phút chỉ là thời lượng nghe 15 bài hát yêu thích (nếu mỗi bài dài khoảng 4 phút). 

Kết hợp luyện tập trí não

Đồng thời với rèn luyện thân thể, nghe nhạc giúp kích thích đến hệ thần kinh của bạn. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc tác động đến nhiều vùng não bộ con người. Nhiều tế bào thần kinh khác cũng chịu tác động bởi giai điệu, cao độ, nhịp độ của bài hát, điều này liên quan đến trí nhớ tưởng tượng và ngôn ngữ trong não bộ.

Lưu ý:

Khi nghe nhạc bằng tai nghe, để đảm bảo an toàn cho tai bạn nên để ấm lượng vừa phải, hạn chế nghe liên tục trong một thời gian dài, nên sử dụng headphone (tai nghe chụp) và hạn chế nghe 1 tai .   

 
Nguyễn Thanh (Theo Best Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp