Chăm sóc sức khỏe kiểu này gây hại nhiều hơn lợi

Nhược điểm của thói quen uống nước chanh quá nhiều là ảnh hưởng đến men răng

6 thói quen giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo tác hại khi vừa ngủ vừa bật lò sưởi

Bia và rượu, thứ nào hại hơn?

Khoai lang mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?

Uống nước chanh quá thường xuyên

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng cách uống một cốc nước chanh. Không chỉ giúp bổ sung nước và một lượng nhỏ vitamin C, thói quen này còn hứa hẹn những lợi ích như kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, thải độc. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.

Nước chanh nếu lạm dụng có thể khiến bụng dạ khó chịu, ợ nóng, buồn nôn. Ngoài ra, chanh có tính acid, có thể làm mòn men răng nếu uống quá thường xuyên. Do đó, bạn không nên uống nước chanh cả ngày, sau khi thưởng thức nên súc miệng với nước lọc để bảo vệ men răng.

Uống giấm táo nguyên chất

Sử dụng giấm táo nguyên chất có thể làm tổn thương thực quản và dạ dày

Sử dụng giấm táo nguyên chất có thể làm tổn thương thực quản và dạ dày

Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên được cho là có nhiều tác dụng như hỗ trợ kiểm soát đường huyết, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Một số nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy giấm táo giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người mắc đái tháo đường type 2. Vì thông tin này, không ít người đã uống giấm nguyên chất trước khi ăn, dẫn tới những tác dụng phụ nguy hại với sức khỏe.

Giấm táo có tính acid, khi tiếp xúc với dạ dày rỗng có thể gây hại cho đường ruột về lâu dài. Người có nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản dễ bị ợ nóng. Ngoài ra, giấm táo còn tiềm ẩn khả năng làm tổn thương men răng và thực quản.

Tốt hơn hết, bạn chỉ nên sử dụng giấm táo như gia vị nấu ăn, nếu muốn uống cần pha loãng 1 thìa canh giấm với 240ml nước. 

Ăn quá nhiều rau

Ăn rau tốt cho sức khỏe, nhưng tình trạng đầy hơi, chướng bụng, táo bón lại cảnh báo bạn đang ăn nhiều rau hơn cần thiết. Trong rau củ quả chứa chất xơ giúp tạo ra cảm giác no lâu, hỗ trợ tiêu hóa và ổn định đường huyết. Nhưng nếu bạn đột ngột tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn mà không uống đủ nước, chúng lại gây ra vấn đề tiêu hóa.

Một ví dụ là rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải chứa glucosinolate, khi tiêu hóa ở ruột non tạo ra các khí sulfur như hydrogen sulfide. Hậu qảu là bạn thường đầy bụng, xì hơi nhiều sau khi ăn. 

Thực phẩm FODMAP (viết  tắt của “oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols”)  khiến đường ruột khó hấp thu và có xu hướng hút nhiều nước vào hệ thống tiêu hóa. Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh đường ruột không nên ăn quá nhiều rau củ FODMAP như đậu, đỗ.  

Uống quá nhiều nước

Nước là thành phần cần thiết cho sự sống, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn nên uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể gây ra ngộ độc nước, rối loạn điện giải, tăng gánh nặng cho thận. Đây là tình trạng có thể gây co giật, hôn mê thậm chí nguy hiểm với tính mạng. 

Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng rơm nhạt. Nếu nước tiểu trong suốt, có thể bạn đang uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể. 

Kiêng lòng đỏ trứng

Đừng ngại ăn cả quả trứng bởi lòng đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe

Đừng ngại ăn cả quả trứng bởi lòng đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe

Lòng trắng trứng giàu protein nhưng chứa rất ít calo, do đó, nhiều người thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân chỉ ăn lòng trắng và bỏ đi lòng đỏ. Trong khi đó, dinh dưỡng của quả trứng nằm chủ yếu ở lòng đỏ, với vitamin A, B12, vitamin D và choline cần thiết cho não bộ. Lòng đỏ còn chứa lutein và zeaxanthin tốt cho đôi mắt.

Tuy trứng có chứa cholesterol, rất nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trứng điều độ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho phép ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Điều quan trọng hơn cả là bạn chế biến món trứng như thế nào, dùng dầu ăn lành mạnh như dầu olive hay ăn kèm các loại thịt chế biến sẵn, xúc xích.

Nhịn ăn, bỏ bữa để giảm cân

Bỏ bữa để giảm cân rất dễ phản tác dụng, khiến bạn ăn bù nhiều hơn vào những bữa ăn sau hoặc ăn vặt không kiểm soát. Về lâu dài, thói quen nhịn ăn có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây thiếu hụt vi chất, làm đường huyết tăng giảm thất thường và giảm khối lượng cơ. Đây là những yếu tố gây chững cân, thậm chí tăng cân trở lại.

Thay vào đó, người có mục tiêu giảm cân nên kiểm soát khẩu, chuẩn bị bữa ăn cân bằng, đủ protein, chất béo và tinh bột phức tạp. Uống đủ nước và ăn nhẹ đúng lúc cũng giúp bạn no lâu, ổn định năng lượng trong cả ngày dài và ăn uống lành mạnh hơn. 

Người có dấu hiệu sợ ăn, rối loạn ăn uống có thể tìm tới chuyên gia để can thiệp kịp thời.

Tập luyện quá mức

Tập thể dục quá sức có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài

Tập thể dục quá sức có thể gây hại cho sức khỏe lâu dài

Sau những buổi hoạt động thể chất, cơ thể bạn cần thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Thói quen tập luyện quá sức có thể gây ra tác hại lâu dài, khiến bạn khó đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe mà mình đặt ra. Bên cạnh nguy cơ chấn thương, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, vận động quá mức còn làm gián đoạn giấc ngủ, mất cân bằng nội tiết tố, suy yếu chức năng miễn dịch và tuyến giáp. Liên tục tập luyện không nghỉ còn khiến cơ thể khó phục hồi, hiệu suất suy giảm.

Để có sức khỏe tối ưu, bạn nên có lịch nghỉ ngơi xen kẽ lịch tập. Mỗi đêm nên ngủ đủ 8-9 tiếng để cơ thể phục hồi. Về kế hoạch tập luyện, nên sắp xếp bài tập thay đổi liên tục, tác động vào các nhóm cơ khác nhau, kết hợp các hoạt động phục hồi như giãn cơ, Pilates với chạy bộ, tập tạ. Vào những ngày nghỉ, bạn không nhất thiết phải nằm ườn một chỗ, mà có thể đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng, khiêu vũ, bơi lội.

 
Quỳnh Trang (Theo Shape)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp