Những thực phẩm nên hạn chế trong dịp Tết

Có một số thực phẩm, món ăn nên hạn chế ăn trong dịp Tết.

Bảo quản thực phẩm chế biến sẵn dịp Tết thế nào cho an toàn?

Những lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán 2023

Không để "dịch chồng dịch" trong dịp Tết

Những món đồ trang trí nhà cửa dịp Tết Nguyên đán mang lại may mắn, tài lộc

Những món ăn ngày Tết thường không thể thiếu dưa muối, hành muối và các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, lạp sườn đều là những thực phẩm chứa nhiều muối. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngày Tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu không biết cách duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt với người mắc các bệnh mạn tính.

Ngoài ra, thực phẩm nguy cơ mất an toàn vệ sinh do thức ăn nấu xong để lâu, thói quen tích trữ thực phẩm ngày Tết hoặc ăn ngoài hàng quán.

Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý những thực phẩm nên hạn chế dịp Tết như sau:

Hạn chế ăn đồ chiên, xào, rán

Thực phẩm đã qua chiên, xào, rán ở nhiệt độ rất cao sẽ chứa những chất béo chuyển hóa - là loại chất béo không có giá trị dinh dưỡng. Chưa kể, những thực phẩm để xào rán cũng được chế biến trong dầu thực vật hoặc dầu hạt, có sẵn chất béo chuyển hóa trước khi được đun nóng lại như thịt gà rán, xúc xích rán, ngô chiên, khoai tây chiên, nem rán... Nếu tiếp tục được đun nóng đến nhiệt độ cao, hàm lượng chất béo chuyển hóa của món ăn đó sẽ tăng lên rất mạnh, là nguyên nhân của các bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim)... và đặc biệt là ung thư trực tràng, tụy...

Do đó, mọi người tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như thịt mỡ, bơ, format, nội tạng động vật, các món xào rán... Nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật. 

Rau củ chưa nấu chín

Trong dịp Tết, bạn nên chú ý không nên ăn các món salad được làm từ cà chua, hành tây, rau xà lách, ớt chuông, dưa chuột,… thay vào đó chọn các loại trái cây và rau đã nấu chín.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau củ quả rđược trồng trong điều kiện không tốt thường vẫn còn tồn dư chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, vi sinh vật gây bệnh. Do đó nên chọn các loại rau quả tươi với hình dáng nguyên vẹn, không bị dập nát, rau củ có màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ, không dính "chất lạ" trên lá hoặc cuống quả.

Để tránh ăn phải các loại rau quả bị phun chất kích thích, tồn dư chất bảo quản gây ngộ độc, nên mua thực phẩm ở những địa chỉ tin cậy và tốt nhất nên nấu chín chúng trước khi ăn.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt

Ngày Tết, nhà nào cũng có mứt kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga và các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương... Nếu trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh ngọt trước hoặc trong khi ăn sẽ dẫn tới có cảm giác no, dẫn đến chán và bỏ ăn. Đồng thời, nước ngọt có gas là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, đái tháo đường, tim mạch, bệnh thận, gout, loãng xương... Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mọi người hạn chế ăn những thực phẩm trên.

Hạn chế bánh chưng, xôi, các loại bánh

Bánh chưng cung cấp rất nhiều năng lượng. Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, mỗi miếng trọng lượng khoảng 114gr, cung cấp 204 kcal, 4,7gr chất đạm, 5,6gr chất béo và 33,9gr chất bột đường. Lượng kcal từ một miếng bánh chưng lớn hơn một bát cơm trắng (khoảng 180-200 kcal).

Nên ăn ít bánh chưng hoặc ăn miếng nhỏ. Có thể thay nhân thịt mỡ bằng đậu xanh giúp gan thải độc, đậu đen tốt cho thận, đậu đỏ tốt cho máu... Ăn kèm salad, rau xanh đỡ ngấy.

Hạn chế ăn bánh chưng rán. Không ăn vào buổi tối. Khi đã ăn bánh chưng thì không nên ăn thêm cơm hoặc các loại tinh bột khác như bún, phở...

Hải sản hai mảnh vỏ dễ gây ngộ độc

ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, các nguyên liệu sống có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng,...

Do đó, nên tránh hàu sống và tất cả các loại động vật có vỏ sống khác, chúng có thể khiến bạn bị ốm nặng và làm hỏng kỳ nghỉ của bạn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số động vật có vỏ sống và chưa nấu chín, chẳng hạn như hàu, trai và hến, có nguy cơ nhiễm vibriosis - một bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Hàu được nuôi trong môi trường không đảm bảo, hoặc quá trình sơ chế không vệ sinh… có thể nhiễm loại vi khuẩn Vibro khiến người ăn phải có thể tử vong.

Rau mầm

Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm, đây là điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển. Rau mầm rất khó rửa sạch và là nơi sinh sản hoàn hảo cho các vi khuẩn như Salmonella vì chúng phát triển trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Những mầm đó cũng có thể chứa Listeria và E. Coli, những vi khuẩn này phát triển trong quá trình nảy mầm của rau.

Đất để gieo rau mầm có thể chứa nhiều kim loại nặng hoặc hàm lượng nitrat cao, khi ăn vào có thể bị ngộ độc, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ăn rau mầm có thể gây ngộ độc thực phẩm cả khi ăn sống hoặc thậm chí nấu chín.

 
Hiệp Nguyễn (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng