Ưu và nhược điểm của sữa hạnh nhân đối với sức khoẻ

Sữa hạnh nhân hiện nay đang khá phổ biến trên thị trường vì những lợi ích cho sức khoẻ và có thể dùng thay thế cho sữa bò

Sữa hạnh nhân là loại đồ uống được làm từ hạt hạnh nhân ngâm, xay nhuyễn với nước. Đây được coi là một lựa chọn thay thế cho sữa động vật, đặc biệt phù hợp với những người ăn chay, người bị dị ứng lactose hoặc muốn tìm kiếm một loại đồ uống có ít chất béo bão hòa hơn.

Lợi ích sức khoẻ của sữa hạnh nhân

Uống một cốc sữa hạnh nhân hoặc thậm chí chỉ cần thêm bọt sữa vào những đồ uống khác cũng có thể đem lại một số lợi ích cho sức khoẻ và dưới đây là một vài lợi ích tiêu biểu.

Sữa thực vật: Sữa hạnh nhân là lựa chọn hoàn hảo cho người ăn chay, người không uống được sữa động vật (vì không dung nạp được lactose) hoặc những ai muốn thay đổi khẩu vị.

Giàu chất béo lành mạnh: Theo Chuyên gia dinh dưỡng Daisy Mercer của ứng dụng MyFitnessPal (ứng dụng theo dõi sức khoẻ), hạnh nhân là nguồn chất béo lành mạnh đặc biệt và có thể giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch nói chung.

Sữa hạnh nhân được ứng dụng rộng rãi như: làm sinh tố, làm bánh vì chúng chỉ chứa một lượng calo và carbohydrate rất ít. Ngoài ra, một số người còn dùng kèm ngũ cốc, cà phê hoặc nấu ăn.

Có tác dụng dưỡng ẩm: Tiến sĩ Mindy Haar tại Trường Cao đẳng Y tế thuộc Học viện Công nghệ New York cho biết sữa hạnh nhân có thể hỗ trợ quá trình hydrat hoá vì sữa thực vật có hàm lượng nước lên tới 90% và chúng cũng cung cấp một lượng protein nhất định.

Để cung cấp các chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò, sữa hạnh nhân thường được bổ sung calci – một khoáng chất quan trọng giúp chắc khoẻ xương. Chính vì thế, uống sữa hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, sữa hạnh nhân không đường còn có hàm lượng carbonhydate cực kì thấp, rất phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Đặc biệt, theo Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Alsing đồng thời cũng là chủ sở hữu của Delightfullyfueled.com, một cốc sữa hạnh nhân có thể cung cấp hơn 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày. Đây chính là chất giúp chống oxy hoá và có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Sữa hạnh nhân có chứa rất ít hàm lượng calo nên rất phù hợp với những người đang ăn kiêng

Sữa hạnh nhân có chứa rất ít hàm lượng calo nên rất phù hợp với những người đang ăn kiêng

Chỉ số dinh dưỡng của sữa hạt nhân

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một cốc sữa hạnh nhân không đường (khoảng 260ml) có chứa: 39 calo, 1 gam protein, 3 gam carbohydrate và 2 gam đường.

Trong khi đó, một cốc sữa hạnh nhân có đường chứa: 73 calo, 9 gam đạm, 2.3gam chất béo, 12 gam carbohydrate, 11.6 gam đường.

Ngoài ra, sữa hạnh nhân cũng có thể được bổ sung thêm calci, vitamin D, vitamin B12, phospho, magne hoặc kẽm tuỳ vào từng thương hiệu.

Một số hạn chế của sữa hạnh nhân và nhóm người không nên uống sữa hạnh nhân

Nhiều lợi ích, nhiều chất dinh dưỡng là thế nhưng sữa hạnh nhân vẫn có một vài nhược điểm như không có lượng protein tối thiểu và chứa đường bổ sung gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, một số nhóm người dưới đây không nên uống sữa hạnh nhân:

1. Người bị dị ứng với hạt:

Dị ứng hạnh nhân: Đây là trường hợp rõ ràng nhất. Nếu bạn dị ứng với hạnh nhân, việc tiêu thụ sữa hạnh nhân có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

Dị ứng các loại hạt khác: Ngay cả khi không dị ứng trực tiếp với hạnh nhân, những người dị ứng với các loại hạt khác như óc chó, điều, hạt dẻ cũng nên thận trọng vì có thể xảy ra phản ứng chéo.

2. Người có vấn đề về tiêu hóa:

Hội chứng ruột kích thích (IBS): Một số người bị IBS có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa hạnh nhân, đặc biệt là các loại sữa không được lọc kỹ.

Rối loạn tiêu hóa khác: Các vấn đề về tiêu hóa khác như viêm đại tràng, hội chứng ruột thừa cũng có thể khiến sữa hạnh nhân gây khó chịu.

3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Dưới 1 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa thích nghi được với các loại sữa thực vật. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ nhỏ: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ uống sữa hạnh nhân, đặc biệt là những trẻ có tiền sử dị ứng hoặc vấn đề về tiêu hóa.

4. Người có chế độ ăn kiêng đặc biệt:

Ăn kiêng keto: Sữa hạnh nhân có chứa một lượng carbohydrate nhất định, có thể ảnh hưởng đến quá trình ketosis.

Ăn kiêng low-FODMAP: Một số người bị hội chứng ruột kích thích có thể không dung nạp được FODMAPs (các loại đường khó tiêu hóa) có trong sữa hạnh nhân.

5. Người có vấn đề về thận:

Sỏi thận: Hạnh nhân chứa oxalat, một chất có thể góp phần hình thành sỏi thận. Vì vậy, người bệnh sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ hạnh nhân và các sản phẩm từ hạnh nhân.

 

Việc chọn sữa hạnh nhân hay sữa thường còn tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Nếu bạn không uống được sữa bò và muốn tìm một loại sữa thực vật thơm ngon thì sữa hạnh nhân là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, sữa hạnh nhân không cung cấp đầy đủ lượng protein và calci như sữa bò, vì vậy bạn cần bổ sung thêm từ các nguồn thực phẩm khác.

 
Hà Chi (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng