Thịt gà tương đối ít calo và chất béo so với các loại thịt khác.
Podcast: Người bệnh ung thư có cần kiêng các loại thịt đỏ?
Cần lưu ý gì khi ăn giăm bông để bảo vệ sức khỏe
Hạn chế thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe não bộ
Tăng mỡ máu, nổi u vàng vì chế độ ăn kiêng “toàn thịt”
1. Ức gà

Ức gà là thực phẩm thích hợp cho người đang muốn giảm cân.
Theo ông Rob Hobson, chuyên gia dinh dưỡng tại Vương quốc Anh, thịt trắng như ức gà có hàm lượng chất béo và calo thấp. Thông thường, 100g ức gà (không có da) khi nướng sẽ cung cấp khoảng 3,6g chất béo, 31g protein. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn bổ sung các vitamin thiết yếu như B3 và B6, những dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, duy trì hoạt động của não và hệ thần kinh.
Chuyên gia Hobson cho rằng ức gà đáp ứng được rất nhiều tiêu chí, đặc biệt phù hợp với những người năng động hoặc bất kỳ ai đang muốn xây dựng hoặc duy trì khối lượng cơ bắp.
2. Đùi và má đùi

Đùi gà hơi mềm và có hương vị thơm ngon hơn ức gà do hàm lượng chất béo cao hơn.
So với thịt trắng, thịt sẫm màu ở đùi và má đùi gà chứa hàm lượng chất béo cao hơn đáng kể (gần 10g/100g), với lượng chất béo bão hòa cao gấp gần ba lần và lượng cholesterol cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, thịt sẫm màu lại nhỉnh hơn về hàm lượng kẽm và sắt. Thậm chí, một nghiên cứu tổng hợp năm 2023 trên tạp chí Frontiers còn chỉ ra rằng thịt đùi gà có thể chứa lượng sắt heme (dạng sắt dễ hấp thụ) cao gần gấp đôi so với thịt ức.
Mặc dù có sự khác biệt, bà Jessica Andersson, chuyên gia dinh dưỡng tại Vương quốc Anh, nhận định rằng sự khác biệt tổng thể về dinh dưỡng giữa hai loại thịt này không quá lớn. Bà giải thích thêm về vai trò quan trọng của kẽm đối với hệ miễn dịch, sức khỏe xương và chức năng tuyến giáp, cũng như tầm quan trọng của sắt trong quá trình sản xuất năng lượng và chức năng miễn dịch của cơ thể.
3. Da gà

Hầu hết chất béo trong da gà là chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Mặc dù da gà chứa hàm lượng chất béo đáng kể (khoảng 40g/100g), góp phần làm tăng lượng calo tổng thể. Nhưng đáng chú ý là khoảng 65% lượng chất béo này lại thuộc nhóm chất béo không bão hòa. Đây là loại chất béo được xem là có lợi cho sức khỏe nếu tiêu thụ điều độ trong một chế độ ăn cân bằng.
Chuyên gia Andersson chia sẻ: "Với những người đang theo đuổi chế độ ăn ít chất béo, tôi thường khuyến nghị loại bỏ da gà. Tuy nhiên, đối với người khỏe mạnh có chế độ ăn uống tổng thể lành mạnh, việc thưởng thức một lượng vừa phải da gà không phải là vấn đề đáng lo ngại."
4. Xương gà

Bạn có thể sử dụng xương gà đã lọc sau khi nướng để nấu nước dùng, đảm bảo không bỏ phí.
Ít ai ngờ rằng xương gà cũng mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Quá trình ninh nhỏ lửa xương và phần sụn gà trong khoảng 6-8 giờ sẽ tạo điều kiện tối ưu để collagen phân giải thành gelatin.
Gelatin, một protein giàu các acid amin quan trọng như glycine và proline, có khả năng hỗ trợ sức khỏe khớp, cải thiện làn da và tăng cường chức năng đường ruột. Đặc biệt, nước hầm xương còn dễ tiêu hóa và giúp duy trì lớp niêm mạc ruột khỏe mạnh, rất hữu ích cho người đang ốm hoặc trong giai đoạn phục hồi.
Chuyên gia Andersson cho biết thêm: "Nước hầm xương còn cung cấp protein, vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu như calci, magne, photpho và kali." Bà nhấn mạnh đây là một nguồn dinh dưỡng quý giá, đặc biệt có lợi cho những người có khả năng ăn uống kém do bệnh tật, đồng thời là một phương pháp tuyệt vời để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ con gà.
Bình luận của bạn