Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bạn lầm tưởng

Nhiều thực phẩm chứa rất nhiều đường và hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe nên ăn mỗi ngày

Infographic: Gợi ý 6 thực phẩm “thân thiện” với lá gan

Top 7 thực phẩm tốt nhất cho não bộ

Những thực phẩm không tốt cho người bị sảy thai

Dưới đây là một số thực phẩm mà nhiều người coi là lành mạnh, nhưng thực tế lại không tốt cho sức khỏe khi ăn thường xuyên hoặc ăn không đúng cách:

1. Sữa chua có hương vị

Một số người thường chọn sữa chua có hương vị vì không thích mùi vị của sữa chua nguyên chất. Tuy nhiên, sữa chua có hương vị thường chứa rất nhiều đường bổ sung, nếu ăn thường xuyên và không đúng cách có thể gây tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đường huyết và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu bạn vẫn muốn ăn sữa chua có hương vị, bạn có thể thêm trái cây vào sữa chua nguyên chất, điều này sẽ giúp bạn vừa tạo được hương vị và hấp thụ được thêm chất xơ từ trái cây tươi.

2. Trail mix

Tên gọi trail mix xuất phát từ việc nó thường được sử dụng như một loại thức ăn nhẹ khi đi bộ đường dài, leo núi,...

Tên gọi "trail mix" xuất phát từ việc nó thường được sử dụng như một loại thức ăn nhẹ khi đi bộ đường dài, leo núi,...

Trail mix là một loại hỗn hợp đồ ăn nhẹ, thường bao gồm các loại hạt, granola (ngũ cốc ăn sáng được làm từ yến mạch, lạc, mật ong và một chút gạo), trái cây sấy khô và đôi khi có cả chocolate, kẹo.

Trail mix thường được quảng cáo là một món ăn vặt bổ dưỡng, tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số loại trail mix có thể chứa lượng đường và calo khổng lồ, vì vậy bạn cần ăn một cách điều độ nếu đang trong quá trình kiểm soát cân nặng.

3. Đồ uống thể thao

Đồ uống thể thao thường gắn liền với các hoạt động thể chất. Mặc dù chúng có thể giúp thay thế các chất điện giải thiết yếu sau một buổi tập luyện vất vả. Tuy nhiên, người bình thường không có kế hoạch tập luyện lâu dài thì loại nước này không cần thiết đối với họ.

4. Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh là những sản phẩm đã được chuẩn bị sẵn, sau đó đóng gói và đông lạnh để bảo quản. Người tiêu dùng có thể mua chúng từ cửa hàng sau đó hâm nóng hoặc nấu chín trước khi ăn. Đối với những người không có nhiều thời gian để nấu ăn, thực phẩm đông lạnh có thể rất tiện lợi. Tuy nhiên, loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều chất bảo quản và natri để giúp thực phẩm tươi ngon cho đến khi được chế biến.

5. Thanh Protein (Protein bar)

Mặc dù có vẻ tốt cho sức khỏe nhưng hầu hết các thanh protein đều chứa các thành phần đã được chế biến cực kỳ kỹ càng, ví dụ như siro ngô chứa lượng fructose cao, có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, béo phì và đái tháo đường khi ăn nhiều, hay dầu hạt cọ phân đoạn, có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch.

6. Bánh gạo

Bánh gạo có thể được làm theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng miền.

Bánh gạo có thể được làm theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng miền.

Bánh gạo được biết đến như là một món ăn nhẹ lành mạnh, ít calo. Tuy nhiên, bánh gạo được làm từ gạo trắng đã qua chế biến, khiến chúng chứa ít chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng.

Bên cạnh đó, hàm lượng protein thấp trong bánh gạo có thể nhanh chóng làm tăng đột ngột đường huyết và gây ra cảm giác mệt mỏi sau. Với những loại bánh gạo có hương vị, bạn có thể gặp phải tình trạng dư thừa natri và đường.

7. Sinh tố mua ở cửa hàng

Sinh tố mua ở cửa hàng thường được làm sẵn và đóng gói trong chai hoặc hộp.

Sinh tố mua ở cửa hàng thường được làm sẵn và đóng gói trong chai hoặc hộp.

Sinh tố được bán sẵn ở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hoặc các cửa hàng bán đồ ăn nhanh,... thường chứa nhiều đường và calo, làm lu mờ đi lợi ích thực sự của trái cây. Ví dụ một chai/cốc sinh tố mua sẵn có thể chứa đến 700 calo/khẩu phần, điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng calo nạp vào trong một ngày của bạn.

Vì vậy, thay vì chọn những chai/cốc sinh tố mua sẵn, bạn có thể thử làm sinh tố tại nhà, từ đó có thể dễ dàng kiểm soát được các thành phần và nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

8. Snack khoai tây

Khoai tây nướng giòn thường sử dụng ít dầu hơn so với khoai tây chiên thông thường.

Khoai tây nướng giòn thường sử dụng ít dầu hơn so với khoai tây chiên thông thường.

Mặc dù khoai tây nướng giòn thường được quảng cáo là một món ăn nhẹ lành mạnh hơn so với khoai tây chiên truyền thống. Nhưng bạn vẫn nên hạn chế ăn nhiều, vì khoai tây nướng giòn vẫn chứa một lượng chất béo và calo nhất định. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể tăng cân và mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, đái tháo đường và béo phì.

 
Việt An (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng