Thời lượng giấc ngủ ở các độ tuổi vì sao khác nhau?

Giấc ngủ là một quá trình tái tạo năng lượng, được ví như việc sạc pin cho cơ thể.

Có nên uống sữa trước khi ngủ?

Tiền mãn kinh, mãn kinh gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ trung niên

Tư thế ngủ tốt nhất cho người đau lưng dưới

Ăn uống thế nào để cải thiện giấc ngủ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi thường ngủ rất nhiều, khoảng 14 đến 17 tiếng mỗi ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường và cần thiết cho sự phát triển của bé. Đó là do 9 tháng nằm trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường yên tĩnh và bóng tối, nên dù đã chuyển sang một môi trường mới, bé vẫn giữ thói quen này. Một lý do nữa của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là tăng trưởng. Một giấc ngủ sâu giúp cơ thể bé tiết ra hormone tăng trưởng, hỗ trợ bé tăng cân và phát triển toàn diện.

Thế nhưng, tăng trưởng không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Yi Cai tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia: “Trẻ sơ sinh có rất nhiều kết nối thần kinh mới đang hình thành và đó là động lực chính thúc đẩy nhu cầu ngủ ở độ tuổi này.”

Vào cuối năm đầu tiên, từ 4 đến 12 tháng, nhu cầu ngủ của trẻ giảm còn khoảng từ 12 đến 16 tiếng. Đây không phải vì sự phát triển chậm mà thay vào đó, trẻ đang bắt đầu phát triển nhịp sinh học kết nối chúng với chu kì sáng-tối, ngày-đêm nhiều hơn.

Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo

Khi trẻ bước sang 1 tuổi, nhu cầu ngủ của bé giảm dần. Cụ thể, trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ khoảng 11-14 tiếng mỗi ngày, và từ 3 đến 5 tuổi, thời gian ngủ giảm xuống còn 10-13 tiếng. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của trẻ đang dần chậm lại so với giai đoạn sơ sinh.

Nhu cầu nhận thức của trẻ thay đổi rất nhanh trong những năm đầu đời và giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố những gì mà chúng đã học được. Đặc biệt, trong 1-2 năm đầu tiên, khi trẻ đang tích lũy những kiến thức cơ bản nhất, giấc ngủ là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết, khi trẻ bước sang 18 tháng tuổi, nhu cầu ngủ trưa của bé thường giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 1-3 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, với trẻ từ 3-5 tuổi, giấc ngủ trưa vẫn rất quan trọng. Đặc biệt, khi trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ, bắt đầu xuất hiện những giấc mơ hay nỗi sợ hãi vào ban đêm hoàn toàn có thể làm gián đoạn giấc ngủ của chúng. Vì vậy, việc ngủ trưa giúp trẻ thư giãn và sẵn sàng cho một đêm ngon giấc hơn. Mặc dù vậy, mỗi trẻ là một cá thể khác nhau nên nhu cầu ngủ trưa của trẻ là khác nhau.

Trẻ em và trẻ thanh thiếu niên

Nếu như trẻ mẫu giáo cần ngủ trưa và có giờ giấc sinh hoạt khá cố định, thì trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã không còn phụ thuộc vào giấc ngủ trưa nữa, nhưng vẫn cần ngủ đủ 9-12 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì, mọi thứ lại thay đổi. Giờ giấc sinh hoạt của các bạn trẻ trở nên linh hoạt hơn, với xu hướng đi ngủ muộn và thức dậy muộn hơn. Điều này là do sự thay đổi về hormone melatonin, khiến các bạn cảm thấy buồn ngủ muộn hơn so với trước đây.

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Người lớn

Sau tuổi thiếu niên, cơ thể đã ngừng phát triển và não bộ dần dần được hoàn thiện và đó cũng là lúc nhu cầu đi ngủ được giảm còn 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. “Trong trường hợp người lớn cần nhiều hơn 8 tiếng để ngủ, rất có thể họ đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ”, Tiến sĩ Cai Yi chia sẻ.

Khác với việc cần ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, một số người còn mắc phải hội chứng ngủ nhiều. Đây là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc, thậm chí ngủ rất nhiều. Nguyên nhân gây ra chứng ngủ nhiều vẫn chưa nghiên cứu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị như dùng thuốc kích thích hoặc thay đổi lối sống có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.

Người cao tuổi

Khi bước sang tuổi 65, quá trình sản xuất hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ sẽ diễn ra chậm hơn khiến Người cao tuổi ngủ ít hơn và giấc ngủ cũng không sâu như trước. Đồng thời nhịp sinh học cũng thay đổi, khiến Người cao tuổi có xu hướng đi ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác điển hình như đường tiết niệu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người cao tuổi thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

Trong trường hợp nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý giấc ngủ đúng với độ tuổi và số giờ cần thiết thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia để có hướng điều trị sớm nhất, hiệu quả nhất, tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.

 
Hà Chi (Theo Time)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh